Điều kiện bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh?

by Hồng Hà Nguyễn

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh được quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh?

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm phái sinh

Sự ra đời của tác phẩm phái sinh không được gây tổn hại đến quyền lợi của tác giả tác phẩm gốc, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”.

Tác phẩm phái sinh không được xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc bao gồm là quyền nhân thân và quyền tài sản. Trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị, thì bất kể hành động làm tác phẩm phái sinh nào cũng phải được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng mà sẽ chỉ bảo hộ hình thức, cách thức thể hiện nội dung, ý tưởng đó. Đồng thời, tác phẩm phái sinh hoàn toàn không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Vì vậy, tác phẩm phái sinh muốn được bảo hộ một cách độc lập cần phải thể hiện được sự sáng tạo nhất định về hình thức thể hiện nội dung, ý nghĩa, giai điệu… khác biệt hoàn toàn với tác phẩm gốc, dựa trên nền tảng là tác phẩm gốc, mang đến sự mới mẻ của tác giả tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự sáng tạo nên, không sao chép từ các tác phẩm khác và phải đảm bảo về tính nguyên gốc. Tác phẩm phái sinh vừa cần phải có dấu ấn riêng của tác giả vừa phải đảm bảo nội dung của tác phẩm gốc, làm cho quần chúng liên tưởng đến tác phẩm thông qua sự nguyên vẹn về nội dung của tác phẩm gốc.

Tạo ra tác phẩm phái sinh có cần phải xin phép?

Để làm một tác phẩm phái sinh từ một hay một số tác phẩm gốc, tác giả tác phẩm phái sinh cần phải xin phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc và trả tiền nhuận bút cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm theo thỏa thuận giữa các bên để đảm bảo sẽ không nảy sinh tranh chấp không đáng có. Khi xin phép cả tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả sẽ đảm bảo việc đưa ra nhận định chính xác nhất về tính toàn vẹn của tác phẩm.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bồi thường do xâm phạm quyền tác giả

Các loại hình tác phẩm phái sinh

Sau đây là một vài ví dụ về tác phẩm phái sinh:

Tác phẩm dịch

Tác phẩm dịch là tác phẩm được thể hiện bởi ngôn ngữ khác so với ngôn ngữ của tác phẩm gốc. Sự sáng tạo của tác phẩm dịch được thể hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý nghĩa, diễn tả nội dung của tác phẩm gốc nhưng bản dịch cần phải sát nghĩa, không diễn đạt sai ý của tác giả tác phẩm gốc.

Ví dụ: Cuốn sách nổi tiếng “Nhà giả kim” của tác giả Paulo Coelho được xuất bản lần đầu tiên tại Brazil vào năm 1988. Nhà giả kim được ghi vào sách Kỷ lục Guiness thế giới ở mục cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất của một tác giả còn sống. Tính tới nay Nhà giả kim được dịch sang 67 thứ tiếng (trong đó có tiếng Việt), bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới.

Tác phẩm phóng tác

Tác phẩm phóng tác là tác phẩm phỏng theo nội dung của một hoặc một số tác phẩm gốc đã có trước, chuyển đổi tác phẩm gốc từ thể loại này sang một thể loại khác và có sự sáng tạo về mặt nội dung, ý nghĩa để nó trở thành một tác phẩm hoàn toàn mới, có hình thức thể hiện khác biệt so với tác phẩm gốc.

Ví dụ: Bộ truyện tranh “Nghìn lẻ một đêm” phóng tác theo các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới là “Nghìn lẻ một đêm” của Nhà xuất bản Kim Đồng. Bộ truyện tranh “Nghìn lẻ một đêm” mang đến một cái nhìn mới về tác phẩm đã được coi là di sản văn hoá tinh thần của nhân loại. Với lối vẽ của một họa sĩ Hàn Quốc có phần khác lạ so với mảng truyện tranh của họa sĩ Nhật Bản hiện nay, những câu chuyện quen thuộc về các hoàng đế, tể tướng, hoàng tử, công chúa, cướp biển… cùng với thần tiên, ma quỷ như hiện ra trên từng trang vẽ tươi tắn rực rỡ sắc màu. Ngoài ra, để phù hợp với độc giả nhỏ tuổi các lời thoại của nhân vật cũng được sửa đổi mang chất hài hước, dí dỏm hơn.


Tác phẩm phái sinh là các tác phẩm thể hiện sự kế thừa những giá trị về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm gốc, đồng thời kết hợp sự sáng tạo nhất định về hình thức thể hiện nội dung so với tác phẩm gốc. Qua đó đem tới những giá trị về mặt tinh thần mới mẻ đến với công chúng, mang ý nghĩa bảo tồn, phát huy giá trị nhân văn, nghệ thuật và khoa học của tác phẩm gốc. Và trên hết tác phẩm phái sinh cần đảm bảo không xâm phạm đến quyền nhân thân và quyền tài sản của tác phẩm gốc.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488