Hợp đồng thiết kế kiến trúc

by Oanh Trần

Trước khi bắt đầu quá trình thiết kế hoặc xây dựng một ngôi nhà, việc quý khách hàng lựa chọn một nhà thầu đáng tin cậy là rất quan trọng. Ngoài ra, hiểu rõ về các điều khoản trong các mẫu hợp đồng pháp lý cũng là bước quan trọng. Ký kết hợp đồng thiết kế hoặc thi công đồng nghĩa với việc đặt ra các thỏa thuận cụ thể, xác định rõ giá cả và quyền lợi cũng như trách nhiệm của cả hai bên. Sự rõ ràng và minh bạch trong hợp đồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng mọi công việc liên quan đến thiết kế và xây dựng sẽ diễn ra theo đúng như đã thảo luận và định rõ trong hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng thiết kế kiến trúc cũng như văn bản mẫu của loại hợp đồng này, xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Hợp đồng thiết kế kiến trúc

Hợp đồng thiết kế kiến trúc

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Khái niệm Hợp đồng thiết kế kiến trúc

Hợp đồng thiết kế kiến trúc là một dạng văn bản được soạn thảo dựa trên sự thỏa thuận của bên giao thi công và bên nhận thi công về lĩnh vực thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Hiện nay, khi ký kết hợp đồng thiết kế kiến trúc cần phải lựa chọn đơn vị có trình độ chuyên môn và uy tín cao để thực hiện.

>>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thiết kế kiến trúc

Nguyên tắc chung

Hợp đồng thiết kế kiến trúc không phải là một dạng văn bản hành chính. Do đó hợp đồng thiết kế kiến trúc không cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn, văn phong của một văn bản hành chính quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên, hợp đồng thiết kế kiến trúc vẫn là một dạng hợp đồng có giá trị lớn do đó cũng cần đảm bảo văn phong chuyên nghiệp và đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

– Quốc hiệu tiêu ngữ, tên Hợp đồng thiết kế kiến trúc

– Căn cứ ký kết hợp đồng

– Các bên tham gia hợp đồng (cần phải điền đầy đủ, chính xác họ tên, số CCCD/CMND, địa chỉ cụ thể đối với cá nhân; đối với tổ chức cần phải thêm người đại diện, fax,…)

Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân).

Chủ thể của hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu.

Theo đó:

  • Nếu là cá nhân thì chính cá nhân đó ký;
  • Nếu chủ thể là pháp nhân thì phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (phải kèm theo văn bản ủy quyền).

Ngoài ra, việc xác định chủ thể hợp đồng còn:

  • giúp xác định đối tượng của hợp đồng
  • xác định quyền và trách nhiệm cơ bản của chủ thể.

Đối tượng của hợp đồng

Mỗi một hợp đồng đều có đối tượng cụ thể. Ví dụ như hợp đồng tư vấn và thiết kế thì đối tượng là công trình kiến trúc cần được tư vấn và thiết kế.

Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng mà các bên giao dịch; ngoài ra để chắc chắn, các bên thường quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lương… đối tượng của hợp đồng.

Nội dung thỏa thuận

Nội dung hợp đồng cần bao gồm: các giai đoạn yêu cầu thực hiện công việc, chất lượng và yêu cầu kỹ thuật theo quy định; thời gian và tiến độ yêu cầu thực hiện hợp đồng thiết kế, giá cả thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường,…

– Giá và phương thức thanh toán

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Thời hạn hợp đồng

– Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

– Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Giải quyết tranh chấp

Giá và phương thức thanh toán

Giá được hiểu là giá trị đối với đối tượng của hợp đồng hay còn được hiểu là giá trị của hợp đồng. Ví dụ hai bên xác lập hợp đồng tư vấn và thiết kế, hai bên thỏa thuận giá tư vấn và thiết kế là 50.000.000 đồng thì đây là giá trong hợp đồng.

Trong điều khoản về giá thường đi kèm với thỏa thuận phương thức thanh toán. Các bên trong hợp đồng có thể tùy chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều khoản này có thể lăp lại những nghĩa vụ và cam kết của các bên tại các điều khoản trước và nêu thêm các điều khoản ràng buộc nếu các bên xét thấy cần thiết.

Thời hạn hợp đồng

Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Các bên nên thảo luận cụ thể:

  • Thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng;
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…);
  • Thời điểm kết thúc hợp đồng.

Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hợp đồng thiết kế kiến trúc. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

>>Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488