Trong quá trình kinh doanh hàng nhập khẩu, một số doanh nghiệp thường ưa chuộng việc sử dụng phương pháp ủy thác đối với các công ty nhập khẩu, nhằm đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra một cách thuận lợi. Điều này thường đồng điệu với việc hai bên thực hiện việc ký kết hợp đồng để đạt được thỏa thuận về các điều kiện liên quan, nhằm bảo vệ quyền lợi của mỗi bên. Mời quý bạn đọc tham khảo một số thông tin chi tiết liên quan đến hợp đồng ủy thác nhập khẩu theo quy định pháp luật trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 30/2020/NĐ-CP
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Thương mại 2005
- Luật Quản lý ngoại thương 2017
Nội Dung Chính
Khái niệm hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Ủy thác nhập khẩu là việc thuê ngoài một đơn vị kinh doanh dịch vụ nhập khẩu để tổ chức và thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa cho bên mua. Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu, hay nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua các đơn vị trung gian.
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là một loại hợp đồng dịch vụ, là sự thỏa thuận của hai bên bao gồm những điều khoản chính quy định về: thông tin dịch vụ ủy thác nhập khẩu, mức phí, quyền và trách nhiệm các bên, thanh toán…bên ủy thác sẽ trả tiền dịch vụ cho bên nhận ủy thác.
>>>>>>Tìm hiểu thêm: Quy định hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu
Mục đích của hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu được đề cập là một giải pháp, giúp đáp ứng nhu cầu của bên ủy thác (cá nhân hoặc doanh nghiệp) và bên nhận ủy thác, chẳng hạn như thông qua việc đàm phán với người bán hàng nước ngoài, hiểu rõ các quy trình và hình thức làm việc với hải quan, cũng như quy trình nhập khẩu hàng hóa.
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là cơ sở pháp lý ghi nhận quyền và nghĩa vụ, đảm bảo cả hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ, đồng thời ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp của hai bên khi có tranh chấp xảy ra.
Nội dung hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa là hợp đồng dịch vụ, được các bên thỏa thuận về các thông tin liên quan đến hoạt động ủy thác nhập khẩu bao gồm:
– Thông tin của các bên tham gia hợp đồng.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Nội dung công việc của dịch vụ ủy thác.
– Chi phí ủy thác.
– Giá hàng hóa.
– Trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
– Các thỏa thuận khác.
>>>>>>Tìm hiểu thêm: Thủ tục chứng nhận hợp quy hàng nhập khẩu
Quy định về hoạt động ủy thác nhập khẩu hàng hóa
Theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương 2017, đối với hoạt động ủy thác nhập khẩu hàng hóa được quy định như sau:
(1) Thương nhân được ủy thác nhập khẩu các loại hàng hóa như sau:
– Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
– Hàng hóa không thuộc trường hợp hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
(2) Trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(3) Với trường hợp bên ủy thác không phải thương nhân thì vẫn được tham gia ủy thác nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp hàng hóa Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Trường hợp áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa
Theo quy định Điều 11 Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định được áp dụng trong trường hợp dưới đây:
(1) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương 05 của Luật Quản lý ngoại thương 2017
(2) Hàng hóa như sau nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cụ thể gồm:
– Hàng hóa liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Hàng hóa gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng.
– Hàng hóa gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.
– Hàng hóa gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
– Hàng hóa theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hợp đồng ủy thác nhập khẩu. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.