Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Dự thảo hợp đồng là gì?
Dự thảo hợp đồng là văn bản do các bên tham gia thỏa thuận với nhau, bao gồm các yêu cầu về phạm vi thực hiện, nội dung công việc, thời gian thực hiện, chất lượng công việc, … mà hai bên sẽ ghi nhận và thực hiện trong hợp đồng.
Soạn dự thảo hợp đồng trước khi tham gia vào các cuộc đàm phán, thương thảo giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của mình, đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng, cũng như thành công của thương vụ làm ăn.
Trong quá trình đàm phán hợp đồng, các bên tham gia có thể cùng tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện…
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Hướng dẫn soạn bản dự thảo hợp đồng mới nhất 2023
Để soạn thảo mẫu dự thảo hợp đồng đúng quy cách, tuần thủ theo quy định, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
Các bước soạn dự thảo hợp đồng
-
Đảm bảo nội dung trên dự thảo theo quy định pháp luật
Sau khi tìm hiểu và thỏa thuận nội dung giao dịch giữa hai bên, người soạn thảo phải xác định hợp đồng mình chuẩn bị soạn thảo là loại hợp đồng nào:
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng kinh doanh – thương mại
Hợp đồng lao động
Mỗi loại hợp đồng có những quy định riêng, do đó, cần đảm bảo nội dung giao dịch phải được soạn thảo trên cơ sở pháp lý vững chắc, không vi phạm quy định của pháp luật.
-
Soạn dự thảo hợp đồng theo mẫu
Người soạn văn bản dự thảo hợp đồng có thể lựa chọn 1 trong các mẫu dự thảo liên quan đến giao dịch đang đàm phán. Tuy nhiên, dựa trên mẫu đó, người soạn cần chỉnh sửa bổ sung cũng như kiểm tra lại chắc chắn các điều khoản được nêu ra trong hợp đồng. Việc chỉnh sửa này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu hiệu quả công việc.
-
Gửi bản dự thảo hợp đồng vừa soạn cho các bên liên quan
Đây là bước cuối cùng trước trong việc soạn thảo. Người soạn thảo có thể gửi cho các bên liên quan thông qua email và xác nhận lại qua các kênh liên lạc khác để tránh tình trạng thất lạc văn bản.
Sau đó nếu có bất kỳ ý kiến hoặc vấn đề gì thì người soạn cần tiếp nhận và chỉnh sửa bổ sung để có được bản dự thảo đầy đủ chi tiết. Khi bản dự thảo được chấp nhận mà không còn bất kỳ ý kiến nào thì người soạn thảo có thể tiến hành làm hợp đồng chính thức.
Lưu ý: Dự thảo hợp đồng không cần đóng dấu.
Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Mẫu văn bản dự thảo hợp đồng
Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Dự thảo hợp đồng là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
- Thanh lý hợp đồng: Điều kiện, thủ tục thế nào?
- Nguyên tắc thương thảo hợp đồng