Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng có thể xem là một phần không thể thiếu khi hai bên chấm dứt hợp đồng. Bạn đang tìm kiếm những thông tin làm thế nào để biên soạn một hợp đồng thanh lý đúng quy định pháp luật? Hãy để Luật Đại Nam giúp bạn thông qua bài viết dưới đây nhé !
Nội Dung Chính
Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên ký kết hợp đồng nhằm ghi nhận tình trạng thực hiện hợp đồng đã hoàn thành và tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc cũng như nghĩa vụ thanh toán hoặc xuất hóa đơn tài chính theo quy định của pháp luật. Về bản chất, đây được xem là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng là biên bản liên quan đến việc cung cấp thiết bị (mua bán thiết bị, hàng hoá) được các bên ký kết sau khi các bên đã thực hiện hoàn tất công việc theo như Hợp đồng chính ban đầu đã thoả thuận. Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
Hướng dẫn cách viết biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng
Hai bên cung cấp đầy đủ các thông tin của hai bên khi tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giữa các bên. Cung cấp đầy đủ khối lượng, hàng hóa, dịch vụ bàn giao, tổng số tiền cung cấp là bao nhiêu? ghi rõ bằng chữ và số tiền kèm theo.
Về bản chất, biên bản nghiệm thu hợp đồng, thanh lý hợp đồng sẽ giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào chưa hoàn thành, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có những thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt.
Chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn sẽ còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên còn lại, tránh những tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi đã thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định những khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực.
Kể từ thời gian các bên ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận bên trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành xong nghĩa vụ của mình.
Biên bản thanh lý hợp đồng thường được đính kèm và gắn liền với hợp đồng kinh tế. Việc ký kết thanh lý hợp đồng là việc làm cần thiết phải làm giúp cho các bên nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc. Quan trọng là tránh được các tranh chấp, khiếu kiện về sau đối với các vấn đề mà các bên đã thanh lý.
Khi nào thực hiện biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
Thuật ngữ thanh lý hợp đồng xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, cụ thể tại Điều 28 quy định những trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế như sau:
- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;
- Hợp đồng kinh tế đã được thực hiện xong;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;
- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: