Bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao nhiêu phần trăm

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao nhiêu phần trăm

by Vũ Tuấn Anh

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một trong những công việc nhằm đảo bảo bên có nghĩa vụ – bên B thực hiện nghĩa vụ sau khi kết thúc thời hạn theo thỏa thuận của các bên. Hiểu rõ về bảo lãnh thực hiện hợp đồng giúp các bên chủ thể bảo đảm được việc nhận nghĩa vụ của bên cùng tham gia. Trong bài viết hôm nay, cùng Luật Đại Nam tìm hiểu quy định Bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao nhiêu phần trăm theo pháp luật hiện hành nhé.

bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao nhiêu phần trăm

bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao nhiêu phần trăm

Cơ sở pháp lý:

  • Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015
  • Nghị định 37/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 16/2019/TT-BXD
  • Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Định nghĩa

Theo Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về việc bảo lãnh và các quy định đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Bảo lãnh là việc người thứ 3 (hay còn gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (hay là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (hay là bên được bảo lãnh).

Các bên tham gia có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có quyền (bên được bảo lãnh) trong trường hợp bên có quyền không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là việc người thứ 3 cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

Người bảo lãnh thực hiện hợp đồng nếu khi đến thời gian thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.

Ý nghĩa

Để đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng giữa các bên, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã ra đời, một trong số các biện pháp đó là bảo lãnh.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một hình thức nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách đầy đủ và đúng hạn. Việc bảo lãnh giúp cho người có quyền được đảm bảo về quyền lợi nếu như người có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình. Từ đó tạo niềm tin cho các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng hoặc xác lập giao dịch, giúp tiết kiệm thời gian đàm phán ký kết.

Xem thêm: Nguyên tắc thương thảo hợp đồng

Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo pháp luật hiện hành

Thời hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Điều 66 Luật Đấu thầu 2013, thời gian bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Hoặc là ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành.

Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng thuộc đối tượng áp dụng theo quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định này. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định từ 2 – 10% giá trị hợp đồng ký kết, mức bảo lãnh cụ thể do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

Với hình thức chào hàng cạnh tranh, theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT, giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là từ 2 – 3% giá trị hợp đồng. Trong trường hợp bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng xây dựng, dẫn đến tình trạng kéo dài thời hạn hoàn thành, gây thiệt hại cho bên nhận thầu thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 42 Nghị định này.

Về xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Việc xác định các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng từng thời kỳ. Trường hợp áp dụng Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019, thì chi phí tư vấn lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật được hướng dẫn tại khoản 3 mục I phụ lục số 2 và chi phí giám sát lắp đặt thiết bị tại khoản 2 mục VII phụ lục số 2 của Thông tư này.

Chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:

-Bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ việc chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ chấm dứt;

– Các bên tham gia hủy bỏ biện pháp bảo lãnh, thay thế biện pháp bảo đảm khác;

– Các bên tham gia thỏa thuận chấm dứt việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Xem thêm: Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử

Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật

Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo quy định

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật nào cụ thể về mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Với mỗi trường hợp có thể khác nhau về nội dung và thông tin của hợp đồng.  Tuy nhiên, về cơ bản vẫn phải đảm bảo tuân theo những nội dung như sau:

– Tiêu đề hợp đồng;

– Địa danh, ngày tháng năm ghi nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng;

– Thông tin của các bên liên quan: họ tên, đơn vị, số cccd,…;

– Theo nội dung đề nghị của bên A – bên yêu cầu bảo lãnh về việc thực hiện ký hợp đồng số bao nhiêu;

– Nội dung bảo lãnh, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bảo lãnh;

– Cam kết thực hiện hợp đồng cụ thể với bên B;

– Cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ đối với cả 2 bên tham gia;

– Thời hạn thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng

– Cả 2 bên ký tên và đóng dấu (nếu có) đảm bảo cơ sở pháp lý.

Dưới đây là một số mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng bạn đọc có thể tham khảo.

Tham khảo mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng Mẫu hợp đồng bảo lãnh- Luật Đại Nam

Kết Luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao nhiêu phần trăm. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488