Bất khả kháng là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực hợp đồng, đặc biệt là khi xảy ra những sự kiện ngoại ý muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Bất khả kháng trong hợp đồng được quy định như thế nào và tác động của nó đối với các bên tham gia.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự 2015
- Luật Thương Mại 2005
Bất khả kháng trong hợp đồng là gì?
Tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng như sau:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
Bất khả kháng trong hợp đồng được quy định như thế nào
Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Pháp luật ưu tiên áp dụng thỏa thuận đơn phương chấm dứt hợp đồng được các bên thỏa thuận, là quyền tự do hợp đồng phát triển từ quyền tự do kinh doanh được Hiến Pháp quy định. Khi có thỏa thuận về đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có sự kiện bất khả kháng, áp dụng ngay khi sự kiện đó xảy ra.
Theo Điều 296 Luật Thương mại 2005, trong trường hợp bất khả kháng, bên vi phạm và bên không vi phạm có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nếu không thoả thuận được, thời hạn sẽ được tính thêm một khoảng thời gian bằng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không vượt quá các thời hạn quy định.
Tuy nhiên, nếu kéo dài quá thời hạn quy định, bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng mà không cần bồi thường thiệt hại, và phải thông báo trước cho bên kia trong một khoảng thời gian nhất định.
Xem thêm: Thẩm quyền ký hợp đồng theo ủy quyền
Miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
Điều 295 Luật Thương mại 2005 quy định về thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm, bên vi phạm hợp đồng cần thông báo về trường hợp được miễn trách nhiệm và hậu quả có thể xảy ra. Trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng, bên phải thông báo trong khoảng thời hạn nhất định.
Sự kiện bất khả kháng xảy ra có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì có được miễn trách nhiệm không?
Theo Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015, bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ sẽ chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Tuy nhiên, nếu vi phạm nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ khi có thoả thuận khác hoặc quy định pháp luật khác. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là do lỗi của bên có quyền.
Quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 nói rõ về trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, trong đó quy định rằng bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm trong một số trường hợp như thoả thuận, sự kiện bất khả kháng, lỗi của bên kia, hoặc do quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết đến khi ký hợp đồng.
Do đó, sự kiện bất khả kháng sẽ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ, trừ khi có thoả thuận khác hoặc quy định pháp luật khác
Lưu ý khi soạn thảo Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng
Khi soạn thảo điều khoản về bất khả kháng trong hợp đồng, cần lưu ý rằng chỉ dựa vào 3 đặc điểm đã nêu, việc chứng minh một sự kiện là bất khả kháng sẽ không dễ dàng. Để giảm thiểu tranh chấp về việc xác định xem một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không, các bên nên thỏa thuận trước về nội dung của điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng. Điều này có thể được thực hiện như sau:
Xác định rõ ràng về sự kiện bất khả kháng:
Các bên cần đồng thuận về cách định nghĩa một sự kiện được xem xét là bất khả kháng. Việc này có thể dựa trên quy định của pháp luật để soạn thảo một điều khoản bất khả kháng một cách tổng quát, và liệt kê một danh sách tối đa các trường hợp cụ thể được xem xét là bất khả kháng, phụ thuộc vào từng thời điểm và hoàn cảnh thực hiện hợp đồng.
Quy định về thông báo khi có sự kiện bất khả kháng:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi một sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm nghĩa vụ cần thông báo tới bên bị vi phạm về tình huống đó trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và sự hợp tác tốt giữa hai bên.
Thỏa thuận về phương án xử lý và trách nhiệm:
Các bên có thể thỏa thuận về việc chia sẻ thiệt hại hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng khi một sự kiện bất khả kháng xảy ra, tùy thuộc vào mong muốn và các điều kiện cụ thể của từng bên.
Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bất khả kháng trong hợp đồng được quy định như thế nà”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: