Tranh chấp hợp đồng là gì ?

by Ngọc Ánh

Tranh chấp hợp đồng là gì ? Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn về ý chí giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Sự mẫu thuẫn này thường là sự bất đồng quan điểm về giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện hợp đồng hoặc do vi phạm hợp đồng dẫn đến không thể thỏa thuận được với nhau.

Tranh chấp hợp đồng là gì ?

Tranh chấp hợp đồng là gì ?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Luật Thương Mại 2005

Luật trọng tài thương mại 2010

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Khái niệm hợp đồng

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”.

 Khái niệm về tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn về ý chí giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Sự mẫu thuẫn này thường là sự bất đồng quan điểm về giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện hợp đồng hoặc do vi phạm hợp đồng dẫn đến không thể thỏa thuận được với nhau.

Các yếu tố tạo nên tranh chấp hợp đồng

Một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến việc tranh chấp hợp đồng như:

  • Hợp đồng đôi bên: thỏa thuận dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, miệng, hành vi). Cần xem xét và xác định có hình thành mối quan hệ hay không giữa đôi bên hay không.
  • Một trong các bên vi phạm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Bất đồng ý kiến trong việc vi phạm và xử lý hậu quả sau khi vi phạm. Đây là yếu tố thường xuyên dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng.

Các đặc điểm của tranh chấp Hợp đồng:

+   Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong Hợp đồng).

+   Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.

+   Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Thứ nhất: Nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên

Như đã phân tích ở trên, hợp đồng đươc giao kết dựa trên sự thỏa thuận nên, việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng trước hết phải căn cứ vào sự tôn trọng ý chí, tự định đoạt của các bên. Ngay cả trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, vấn đề thỏa thuận và hòa giải cũng là vấn đề được đề cập trước hết.

Thứ hai: Nguyên tắc bình đẳng

Mọi các nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật, cho nên việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng là một vấn đề quan trọng. Trong quan hệ hợp đồng, nghĩa vụ của bên này sẽ đồng thời là quyền lợi của bên kia và ngược lại. khi thực hiện giải quyết tranh chấp, quyền lợi của các bên cần được giải quyết một cách công bằng và bình đẳng.

Thứ ba: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Hợp đồng được tạo lập dựa trên quy định của pháp luật, nên việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng cũng phải tuân thủ nguyên tắc này.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại khác hợp đồng dân sự ở chủ thể của hợp đồng thương mại là các thương nhân hoặc một bên là thương nhân, một bên không phải thương nhân. Nhưng về cơ bản viêc giải quyết tranh chấp thương mại đều phải tuân thủ những nguyên tắc giống như ở tranh chấp về hợp đồng dân sự.

Ngoài những nguyên tắc nêu trên, tranh chấp hợp đồng thương mại cần tuân thủ nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Khi thực hiện việc ký kết một hợp đồng thương mại với người tiêu dùng, thương nhân phải chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ của mình phải đảm bảo chất lượng. Khi hàng hóa xảy ra vấn đề, người tiêu dùng là bên yếu thế hơn, họ có quyền yêu cầu bồi thường cho phần quyền lợi mà họ bị xâm phạm đến và được pháp luật bảo vệ.

Bên cạnh nguyên tắc tuân thủ pháp luật, khi giải quyết tranh chấp cần thiết phải áp dụng những thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên và tập quán thương mại. Trường hợp những vấn đề tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng mà chưa được pháp luật điều chỉnh một cách rõ ràng, tập quán thương mại và thói quen trong hoạt động thương mại được Tòa án, trọng tài thương mại áp dụng như một căn cứ để giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hiện nay, trong thực tế, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng:

Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải:

Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trọng tài:

Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án:

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp hợp đồng là gì ?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công xây dựng

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì ?

Hợp đồng giả cách là gì ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488