Hợp đồng là một văn bản thông dụng nhất ngày nay ngoài ra nó còn mang giá trị pháp lý nhất định. Có thể thấy hợp đồng xuất hiện rất gần trong cuộc sống chúng ta. Từ nhỏ khi đi học chúng ta đã phải đóng tiền bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm, mua xe thì có bản hợp đồng bảo gồm cam kết của bên mua và bên bán, mua nhà thì có hợp đồng mua nhà, các doanh nghiệp thì có các hợp đồng kinh doanh với nhau. Có một hợp đồng đang được quan tâm đến là hợp đồng mua bán máy móc? Hợp đồng mua bán máy móc có những nội dung gì? Để tìm hiểu hợp đồng mua bán máy móc là gì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại để tham khảo thêm nhé.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Các văn bản pháp luật liên quan khác
Mẫu hợp đồng mua bán thiết bị máy móc là gì?
Máy móc, trang thiết bị luôn là những mối quan tâm của các bên kinh doanh khi tiến hành hoạt động sản xuất. Thiết bị máy móc phù hợp được phân phối bởi những nhà cung cấp uy tín luôn là lựa chọn hàng đầu của các đơn vị doanh nghiệp. Do vậy, mối quan hệ giữa một bên có nhu cầu mua thiết bị với một bên đang có nhu cầu hoàn thiện công trình nên các bên có nhu cầu hợp tác với nhau.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán thiết bị máy móc là loại hợp đồng được thỏa thuận, bàn bạc ký kết giữa đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị với người có nhu cầu sử dụng để ghi nhận các nội dung trong hợp đồng như: tên sản phẩm máy móc thiết bị, yếu tố kĩ thuật, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm của các bên nếu vi phạm hợp đồng…
Hợp đồng mua bán máy móc thiết bị có phải công chứng không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự hiện hành, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Và trong một số trường hợp cụ thể, hợp đồng được lập ra bắt buộc phải công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các loại văn bản, hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định như:
(i) Các loại hợp đồng về nhà ở như: Hợp đồng mua bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp nhà ở,…
(ii) Các loại hợp đồng về quyền sử dụng đất: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.
(iii) Các văn bản khác như: văn bản thừa kế về nhà ở, văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất, di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài, văn bản về lựa chọn người giám hộ, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ,…
Thông thường, hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là loại hợp đồng không bắt buộc phải thực hiện công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, với một số trường hợp với loại máy móc, thiết bị cụ thể khi chuyển giao quyền sở hữu qua hợp đồng mua bán cần công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.
Ngoài ra, thực tế, các bên nên thực hiện công chứng hợp đồng để làm tăng tính chất pháp lý và sự ràng buộc đối với mỗi bên trong việc cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận và ký trong hợp đồng.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán máy móc thiết bị
Khách hàng trong quá trình soạn thảo hợp đồng cần lưu ý, phải nghiên cứu kỹ quy định về Bộ luật dân sự cũng như xem lại sự đồng thuận, thỏa thuận nhất trí giữa các bên.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện, cần phải chú ý các thông tin cá nhân cung cấp trong hợp đồng cần chính xác, rõ ràng và cụ thể. Ngoài ra với một số nội dung trong hợp đồng Khách hàng có thể lưu ý tại điều khoản về:
– Thời gian thanh toán nên rõ ràng thời gian, số tiền sẽ thanh toán, ví dụ:
Bên mua hàng sẽ thanh toán cho bên bán hàng làm 02 đợt như sau :
Đợt 1: 50% giá trị hợp đồng, ngay sau khi các bên ký hợp đồng và Số tiền này cũng được xem là tiền đặt cọc để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng diễn ra theo đúng thời gian các bên thỏa thuận.
– Đợt 2: 50% còn lại ngay sau khi bên bán hàng giao máy móc thiết bị, chạy thử và hai bên lập biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Trường hợp nếu bên mua hàng thanh toán chậm thì bên mua hàng phải chịu thêm lãi suất cho thời gian chậm thanh toán là 2%/tháng theo đúng phần giá trị hợp đồng còn lại chưa thanh toán.
-Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị phải đảm bảo kiểu dáng như nào, kỹ thuật vận hành ra sao, cách vận hành, cùng công suất thực tế của thiết bị máy móc.
– Gía bán và chi phí vận chuyển cần chính xác về giá bán đã kèm thuế VAT hay chưa, bên nào phải chịu phí vận chuyển.
– Thời gian giao hàng là bao nhiêu ngày, tính từ ngày nào, trường hợp giao hàng chậm thì xử lý như nào: Ví dụ:
Thời gian giao hàng: 30 ngày, tính từ ngày bên mua hàng đã thanh toán tiền đợt 1. Thời gian bảo hành kỹ thuật thiết bị là: 12 tháng kể từ ngày giao hàng.
Nếu bên bán hàng giao hàng chậm hơn thời hạn giao hàng quá 15 ngày thì bên mua hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán thiết bị máy móc. Trong trường hợp này, bên bán hàng phải hoàn trả toàn bộ cho bên mua hàng số tiền đặt cọc đã nhận và phải chịu một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 100 triệu đồng.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Mẫu hợp đồng mua bán máy móc
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng mua bán máy móc“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: