Cách làm hợp đồng kinh tế

by Thị Thảo Đào

Hợp đồng kinh tế là một loại tài liệu phổ biến trong việc thực hiện các giao dịch kinh tế giữa cá nhân và tổ chức hiện nay. Đây là một cách để ghi chép và thể hiện sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm việc mua bán hàng hóa, trao đổi phương thức sản xuất kinh doanh, và nhiều hoạt động khác. Vậy cách làm hợp đồng kinh tế như thế nào và những nội dung nào được quy định trong hợp đồng này?

Cách làm hợp đồng kinh tế

Cách làm hợp đồng kinh tế

Căn cứ pháp lý

  • Luật dân sự 2015
  • Luật thương mại

Nội Dung Chính

Khái niệm hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên.

Hợp đồng được lập ra nhằm đảm ra để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng và là căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một số loại hợp đồng kinh tế thường gặp:

– Hợp đồng kinh tế mua bán..

– Hợp đồng kinh tế song ngữ.

– Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh..

– Hợp đồng kinh tế xây dựng.

– Hợp đồng kinh tế thương mại.

– Hợp đồng kinh tế giữa cá nhân và công ty.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng kinh tế

Nội dung hợp đồng

Để bảo vệ quyền lợi cho chủ thể tham gia, nội dung trong mỗi HĐKT phải đảm bảo đầy đủ và chi tiết nhất. Một số nội dung bắt buộc bao gồm:

  • Đối tượng của hợp đồng kinh tế;

  • Tên gọi hợp đồng: có thể là các loại tên gọi như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng ngoại thương…;

  • Điều khoản giải quyết các tranh chấp: khi phát sinh tranh chấp (kiện tụng);

  • Ngày tháng: là thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng;

  • Người đại diện: là người đại diện về mặt pháp lý, thường là các cá nhân có thẩm quyền ký hay cá nhân được ủy quyền;

  • Thanh toán: các phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đặt cọc (nếu có), các loại chiết khấu;

  • Chủ thể hợp đồng kinh tế: cá nhân soạn thảo hợp đồng ghi rõ tên gọi của bên mua, bên bán;

  • Khách hàng hay các bên cung ứng (tên gọi doanh nghiệp, MST của doanh nghiệp và địa chỉ rõ ràng của doanh nghiệp);

  • Giao hàng: cá nhân soạn thảo hợp đồng phải ghi rõ ràng thời gian, thời điểm giao hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa;

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: khi không thực hiện đúng như các điều khoản trong hợp đồng, cá nhân soạn thảo hợp đồng ghi rõ mức phạt khi vi phạm hợp đồng, mức bồi thường và trách nhiệm do vi phạm;

  • Địa điểm, thời hạn, cách thực hiện hợp đồng kinh tế: là thanh lý hợp đồng, bao gồm hiệu lực của hợp đồng (thời gian bắt đầu và kết thúc hiệu lực);

  • Hàng hóa: cá nhân soạn thảo hợp đồng kinh tế viết rõ ràng và chính xác:

Tên gọi hàng hóa; chủng loại, mẫu mã; số lượng, trọng lượng; chất lượng, kích cỡ, màu sắc; giá trị (có hoặc chưa có tính thuế); chứng từ liên quan đến hàng hóa (bảo hành, hướng dẫn sử dụng); hàng khuyến mãi, phụ kiện; dịch vụ lắp đặt, cài đặt,… (nếu có).

Quy định về hợp đồng kinh tế

Quy định về tính hiệu lực

Một HĐKT thực sự có hiệu lực nếu đáp ứng một số quy định cơ bản dưới đây:

  • Tất cả chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có khả năng thực hiện hành vi dân sự (trong tình trạng tỉnh táo, không bị ép buộc).
  • Giao kết hợp đồng cần dựa trên nguyên tắc tự nguyện, các bên tham gia có quyền bình đẳng trao đổi và đi đến quyết định cuối cùng.
  • Nội dung trong hợp đồng phải đúng quy định pháp luật, không trái với chuẩn mực chung của xã hội.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Tranh chấp hợp đồng kinh tế

Quy định về giải quyết tranh chấp

Trong quá trình triển khai, thực thi điều khoản hợp đồng, đôi khi tranh chấp giữa các bên vẫn xảy ra. Trong trường hợp đó thường có 3 hướng giải quyết chính mà chủ thể tham gia hợp đồng có thể lựa chọn. Bao gồm:

  • Tự thỏa thuận giải quyết, không nhờ đến cơ quan tài phán hay tòa án.
  • Nhờ đến cơ quan tài phán hỗ trợ giải quyết.
  • Giải quyết tranh chấp theo phân xử của tòa án (biện pháp cuối cùng)

Nói chung, quy định giải quyết tranh chấp trong mỗi HĐKT phải đảm bảo tính chi tiết. Trước khi ký kết, mỗi chủ thể của hợp đồng cần trao đổi, xây dựng và đồng thuận về điều khoản giải quyết tranh chấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Cách làm hợp đồng kinh tế. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

>>Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488