Mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế hiện nay

by Hồ Hoa

Mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế hiện nay được quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế hiện nay

Mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế hiện nay

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại 2005
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Hợp đồng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng  tài sản…

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Trường hợp bị phạt chậm thanh toán trong hợp đồng

Hợp đồng kinh tế hay còn được gọi là hợp đồng thương mại được sử dụng rất nhiều trong giao dịch hàng hóa, hợp tác kinh doanh hiện nay. Hợp đồng kinh tế  được ký kết giữa các bên trong đó có ít nhất một bên là thương nhân nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên quan đến các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh.

Trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán, cụ thể là thanh toán chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan và khách quan sẽ dẫn đến phạt chậm thanh toán.

Thời hạn thanh toán được xác định theo nguyên tắc sau:

  • Các bên khi có thỏa thuận thời hạn thanh toán thì áp dụng theo thỏa thuận.
  • Thỏa thuận sau cùng là thỏa thuận được áp dụng khi có nhiều thỏa thuận về cùng một khoản tiền yêu cầu thanh toán.
  • Các bên không thỏa thuận thời hạn thanh toán thì áp dụng theo quy định pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng giao kết.
  • Các bên không thỏa thuận, pháp luật không quy định về thời hạn thanh toán thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán tiền trong một thời gian hợp lý.
  • Tới thời hạn thanh toán theo hợp động mà bên có nghĩa vụ không thực hiện thì phải chịu lãi suất chậm trả tiền.

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế

Trường hợp chậm thanh toán hợp đồng kinh tế là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do đó sẽ phải áp dụng các chế tài xử phạt theo thỏa thuận của các bên tham gia. Trong trường hợp trong nội dung của hợp đồng không quy định thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật.

Các chế tài được áp dụng khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh tế

Theo Điều 292, Luật Thương mại 2005 quy định về các chế tài được sử dụng khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh tế gồm có:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.

Ngoài ra còn có các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Mức phạt chậm thanh toán hợp đồng kinh tế

Mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế sẽ được các bên tự thỏa thuận với nhau và không trái với các quy định của Pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên vì thiếu sót nào đó mà trong hợp đồng kinh tế không có các điều khoản về phạt chậm thanh toán hợp đồng thì được áp dụng quy tắc sau:

(1) Xử phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 301, Luật Thương mại 2005 quy định về mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Như vậy, mức phạt chậm thanh toán hợp đồng kinh tế không được vượt quá 8% số tiền bên vi phạm thanh toán chậm trừ các trường hợp phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại kết quả giám định sai gồm:

  • Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
  • Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
  • Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

Theo nguyên tắc này số tiền phạt vi phạm chậm thanh toán sẽ được giới hạn, nhằm bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm. Các bên nên thỏa thuận mức phạt vi phạm chậm thanh toán ngay từ đầu để tránh tranh chấp khó xử lý.

(2) Tiền phạt chậm thanh toán tiền với mức lãi suất chậm trả áp dụng dựa theo thời gian chậm trả và số tiền chậm trả.

Trong trường hợp bên vi phạm thanh toán tiền phạt chậm thì bên bị vi phạm có quyền “Phạt chậm thanh toán tiền”. Hay nói cách khác có quyền yêu cầu trả tiền lãi do chậm thanh toán tiền phạt.

Đối với mức lãi suất chậm trả trong quan hệ thương mại áp dụng theo Điều 306 Bộ luật thương mại sẽ bằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Căn cứ để xác định khái niệm “trung bình trên thị trường” được Tòa án, Trọng tài xác minh và áp dụng cho từng vụ án cụ thể.

Ví dụ: Năm 2021, căn cứ vào mức lãi suất cho vay tại Vietcombank, Vietinbank và Agribank thì mức lãi suất chậm trả sẽ rơi vào khoảng 10%.

Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế có thể khiến cho bên vi phạm phải chịu tổn thất về kinh tế. Do đó trước khi giao kết hợp đồng các bên tham gia cần tính toán nguồn tiền và thỏa thuận thời điểm thanh toán phù hợp để không bị phạt do chậm thanh toán.

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế hiện nay“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488