Kiểm soát viên là vị trí có tầm quan trọng trong hầu hết các loại hình doanh nghiệp, kể cả trong mô hình công ty TNHH một thành viên. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của Kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Kiểm soát viên trong công ty TNHH là gì ?
Kiểm soát viên là thành viên của ban kiểm soát, có nhiệm vụ chủ yếu là giám sát các hoạt động của công ty, kiểm soát viên giữ nhiệm kỳ không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Kiểm soát viên trong công ty TNHH 1 thành viên
Quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên trong công ty TNHH 1 thành viên
– Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu. Trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty.
– Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý. Và các báo cáo khác. Trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan. Trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định.
– Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty.
– Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên.
– Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty.
– Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.
– Kiểm soát viên được nhận thù lao hoặc tiền lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty
– Mức thù lao, tiền lương và lợi ích khác của Kiểm soát viên sẽ được Chủ sở hữu công ty quyết định. Các mức thù lao, tiền lương và chi phí của Kiểm sóat viên này sẽ được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty. Tuy nhiên, thù lao, tiền lương và lợi ích khác của Kiểm soát viên có thể được chủ sở hữu chi trả trực tiếp theo quy định của Điều lệ công ty.
Trách nhiệm của Kiểm soát viên trong công ty TNHH 1 thành viên
Kiểm soat viên sẽ phải có trách nhiệm đối với công ty, với công việc của mình như sau:
– Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty
– Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty
>> Xem thêm: Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên có được kiêm nhiệm giám đốc không?
Điều kiện để trở thành kiểm soát viên trong công ty TNHH 1 thành viên
– Về năng lực hành vi.
– Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đó là những người từ đủ 18 tuổi, không mắc các bệnh tâm thần hay không bị nghiện các chất kích thích,… mà bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi.
– Không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.
– Về năng lực chuyên môn.
– Có trình độ chuyên môn.
– Có kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty.
– Hoặc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
– Không thuộc trường hợp đặc biệt sau. Đó là người có liên quan với Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM