Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu

by Luật Đại Nam

Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ, hàng hóa, yếu tố tiên quyết người đăng ký cần biết bản thân có quyền đăng ký không. Vậy pháp luật quy định về chủ thể nào quyền đăng ký nhãn hiệu. Sau đây là chia sẻ của Luật Đại Nam chúng tôi:

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019.

Nhãn hiệu là gì

Theo khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu 

  Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009), các đối tượng sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất

Tổ chức, cá nhân sản xuất Có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

2. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp Có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

  • Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ: Tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;
  • Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp có thể đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ Có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Đồng sở hữu nhãn hiệu

Trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu cần đáp ứng điều kiện sau đây:

  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Người được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thông qua hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ , vui lòng liên hệ với CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT ĐẠI NAM để được tư vấn cụ thể.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488