Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

by Nguyễn Thị Giang

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế phổ biến ở nước ta do Nhà nước quy định nhằm định hướng sản xuất, tiêu dùng. Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt? để bạn tham khảo.

Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  • Luật Quản lý thuế

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2016 và Điều 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định về hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm các đối tượng như sau:

 Hàng hóa

  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Rượu;
  • Bia;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Tàu bay, du thuyền là loại sử dụng cho mục đích dân dụng.
  • Xăng các loại như: nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
  • Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
  • Bài lá;
  • Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).

 Dịch vụ

  • Kinh doanh vũ trường;
  • Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
  • Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
  • Kinh doanh đặt cược bao gồm: đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật. ;
  • Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
  • Kinh doanh xổ số.

Lưu ý:

  • Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.
  • Đối với mặt hàng điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: trường hợp cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh).

Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

Căn cứ Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2016 quy định về người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm những trường hợp như sau:

  • Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo đó, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng khai thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hóa, kinh doanh dịch vụ (chịu thuế TTĐB), kinh doanh hàng xuất khẩu mua hàng hóa chưa nộp thuế TTĐB sau đó không xuất khẩu mà tiêu thụ nội địa. .

+ Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa (chịu thuế TTĐB) bằng hình thức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thông qua đại lý, chi nhánh, cửa hàng, đơn vị liên kết thông qua hình thức bán đúng giá hưởng hoa hồng sản phẩm, dịch vụ thì người nộp thuế có trách nhiệm kê khai thuế môn bài đối với tất cả các mặt hàng này với cơ quan quản lý thuế.

+ Chi nhánh, cửa hàng đại diện, đại lý, đại lý ký gửi bán hàng không kê khai thuế môn bài nhưng phải gửi Báo cáo doanh thu bán hàng cho người nộp thuế và nộp trực tiếp 01 bản cho cơ quan thuế.

+ Doanh nghiệp, tổ chức có cơ sở sản xuất các loại mặt hàng chịu thuế TTĐB đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố do Trung ương quản lý phải kê khai thuế TTĐB với cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa phương có cơ sở sản xuất.

Theo nội dung quy định tại Điều 13, Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế môn bài cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp tổ chức khai thuế theo tháng: Nộp và nộp thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
  • Doanh nghiệp tổ chức khai thuế từng phần: Nộp hồ sơ thuế và nộp thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488