Hướng dẫn quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt

by Nguyễn Thị Giang

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Hướng dẫn quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt để bạn tham khảo.

Hướng dẫn cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Hướng dẫn cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  • Luật Quản lý thuế

Đăng ký thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người và có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội như: thuốc lá, rượu bia, Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh massage, karaoke, Kinh doanh casino…

Đối với khâu đăng ký Thuế tiêu thụ đặc biệt rất dễ dàng. Các cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần đến cơ quan Thuế quản lý để đăng ký nộp Thuế. Đến đây, cơ quan Thuế sẽ hướng dẫn bạn đăng ký Thuế theo đúng quy định. Bên cạnh đó, còn hướng dẫn thủ tục làm chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Kê khai Thuế tiêu thụ đặc biệt

Những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi ở trong diện phải nộp Thuế tiêu thụ đặc biệt. Sẽ có nghĩa vụ phải kê khai Thuế hàng tháng, cụ thể vào ngày cuối cùng của tháng. Sau đó, thời hạn chậm nhất 10 ngày đầu tiên của tháng tiếp theo để nộp tờ khai Thuế lên cơ quan Thuế quản lý của mình.

Trong trường hợp những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có số Thuế lớn hơn. Những đối tượng này sẽ có thời hạn nộp tờ kê khai Thuế ấn định 5 ngày hoặc 10 ngày. Tùy theo từng đối tượng mà sẽ có thời hạn nộp riêng theo quy định của cơ quan Thuế. Cụ thể:

– Nếu trong 1 tháng kinh doanh, doanh nghiệp không phát sinh Thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhưng doanh nghiệp vẫn phải kê khai Thuế hoặc vẫn cần nộp tờ khai Thuế.

– Đối với những cơ sở chuyên nhập khẩu hàng hóa. Sau mỗi lần nhập khẩu, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành lập tờ khai và nộp tờ khai cho cơ quan Thuế nhập khẩu.

– Đối với những doanh nghiệp sản xuất. Trong trường hợp mà doanh nghiệp đã phải chịu Thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, doanh nghiệp sẽ kê khai Thuế ở khâu sản xuất.

– Đối với những cơ sở sản xuất có nhiều mặt hàng và dịch vụ. Mà mỗi mặt hàng, dịch vụ đều có những mức Thuế suất khác nhau. Như vậy, doanh nghiệp cần phải kê khai từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của từng loại. Còn trong trường hợp mà doanh nghiệp lại kinh doanh những mặt hàng không có mức Thuế suất cố định. Như vậy, doanh nghiệp sẽ kê khai theo mức thuế của mặt hàng, dịch vụ có thuế suất cao nhất.

Các doanh nghiệp khi kê khai Thuế cho hàng hóa, dịch vụ cần phải sử dụng đúng tờ mẫu theo quy định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chịu hoàn toàn về tính chính xác của tờ khai

Quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Cơ sở phải kê khai toàn bộ các chỉ tiêu về số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp, số thuế tiêu thụ đặc biệt còn thiếu hay số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa đến thời điểm quyết toán theo mẫu quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt (Theo mẫu 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính) và gửi đến cơ quan thuế trong thời hạn quy định.

Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch, trường hợp cơ sở kinh doanh được áp dụng năm quyết toán tài chính khác với năm dương lịch thì vẫn phải quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt theo năm dương lịch. Thời hạn cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế.

Lưu ý:

  • Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở khác địa phương nơi sản xuất, khi quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứ vào doanh thu bán hàng thực tế của các chi nhánh, cơ sở trực thuộc bán ra.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu nộp thừa được trừ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.
  • Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cơ sở phải thực hiện quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định về thay đổi nêu trên và phải nộp đủ số thuế tiêu thụ đặc biệt còn thiếu vào Ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.
  • Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn lậu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Hướng dẫn quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488