Bị sa thải có được chốt sổ bảo hiểm hay không? người lao động khi bị sa thải cần lưu ý những gì để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình làm việc tại các cơ quan nhà nước. Bị sa thải có được chốt sổ bảo hiểm hay không? Bị sa thải có được chốt sổ bảo hiểm hay không? Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giới thiệu cho bạn đọc nội dung về: Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Luật Việc làm 2013;
- Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số quy định của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Bị sa thải được hiểu như thế nào?
Sa thải là hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức kỉ luật này khi người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật lao động, có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp, người lao động bị xử lí kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm việc khác mà tái phạm hoặc bị xử lí kỉ luật cách chức mà tái phạm; tự ý bỏ việc năm ngày dồn trong một tháng hoặc 20 ngày dồn trong một năm mà không có lí do chính đáng. Hậu quả của việc sa thải là người lao động bị mất việc làm và có thể bị tước một số quyền lợi (như trợ cấp thôi việc). Trước khi có Bộ luật lao động năm 1994, sa thải được gọi là buộc thôi việc áp dụng chung cho công nhân, viên chức nhà nước. Hiện nay, buộc thôi việc là một trong các hình thức kỉ luật công chức còn sa thải là hình thức kỉ luật tương tự áp dụng đối với các lao động hợp đồng.
Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Trước khi trả lời người lao động bị sa thải có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không, ta cần kiểm tra điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 của Luật việc làm 2013. Cụ thể, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi:
Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp sau:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Thứ hai, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 36 tháng với hợp đồng mùa vụ hoặc có công việc nhất định.
Thứ ba, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Thứ tư, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp: được hiểu là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận, bao gồm thời gian nghỉ chế độ ốm đau từ 14 ngày hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động.
Thứ năm, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trừ các trường hợp sau:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Chết.
Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không
Đồng thời, tại điểm c khoản 2 điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ – CP hướng dẫn người lao động hồ sơ chuẩn bị để hưởng trợ cấp thất nghiệp có nêu rõ :
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
c) Quyết định sa thải;
Như vậy, câu hỏi người lao động bị sa thải hoặc đuổi việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Câu trả lời là có, bởi trường hợp này người lao động không được xem là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, khi bị sa thải và đáp ứng các yêu cầu về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo điều 49 Luật việc làm 2013 người lao động vẫn được hưởng BHTN.
Mức hưởng hỗ trợ thất nghiệp đối với người lao động bị sa thải.
Căn cứ vào Điều 50 Luật việc làm 2013, quy định về mức hưởng, thời gian, thời điểm được nhận như sau:
- Mức hưởng hỗ trợ thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền trước khi thất nghiệp.
- Mức trợ cấp tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng do Nhà nước quy định. Hoặc không quá 5 lần mức hưởng tối thiểu theo vùng quy định của Bộ luật lao động.
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
- Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN.
- Nếu NLĐ đóng đủ từ 12 tháng tới 36 tháng thì sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ được thêm 1 tháng trợ cấp. Một lưu ý là tối đa không quá 12 tháng.
- Thời điểm được hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16 kể từ khi nộp đủ hồ sơ theo quy định.
Ngoài ra, một câu hỏi liệu làm việc 3 tháng có được hưởng BHTN hay không? Theo quy định về thời gian được hưởng hỗ trợ thất nghiệp ở trên thì làm việc 3 tháng chưa đủ điều kiện để nhận. NLĐ phải đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì mới được hưởng 3 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng đủ 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Bị sa thải có được chốt sổ bảo hiểm hay không? do Luật Đại Nam cung cấp. Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty thì cần phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cùng với giấy tờ đi kèm theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn Bị sa thải có được chốt sổ bảo hiểm hay không? hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Các bài viết có liên quan: