Bổ sung thêm ngành nghề hộ kinh doanh như thế nào?

by Trần Giang

Trong quá trình hoạt động, nhu cầu bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Mở rộng quy mô, thích ứng thị trường, đa dạng hóa nguồn thu nhập,… Vậy bổ sung thêm ngành nghề hộ kinh doanh như thế nào là điều khiến nhiều chủ hộ thắc mắc. Vì thế, trong bài viết này Luật Đại Nam sẽ cùng Quý khách hàng tìm hiểu vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành;

Khái niệm hộ kinh doanh

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”

Theo đó, chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

  • Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
  • Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bổ sung thêm ngành nghề hộ kinh doanh như thế nào?

Bổ sung thêm ngành nghề hộ kinh doanh như thế nào?

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Một số đặc điểm của hộ kinh doanh ở Việt Nam bao gồm:

  • Thành lập dễ dàng: Hộ kinh doanh có thể được thành lập bằng cách đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi có trự sở. Quy trình đăng ký đơn giản và nhanh chóng hơn so với các hình thức kinh doanh khác.
  • Quản lý đơn giản: Hộ kinh doanh không yêu cầu sự phân chia rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý tài chính có thể đơn giản hơn so với các hình thức kinh doanh khác.
  • Vốn ít: Hộ kinh doanh có thể được thành lập với số vốn nhỏ. Do đó, nó là một lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động và không có nhiều nguồn tài chính.

Các trường hợp bắt buộc phải thay đổi giấy phép kinh doanh

Có các trường hợp sau đây mà hộ kinh doanh cần phải thay đổi giấy phép kinh doanh:

Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Khi hộ kinh doanh muốn thay đổi, thêm, loại bỏ ngành nghề hộ kinh doanh thì cần phải thủ tục thay đổi giấy phép để cập nhật thông tin này.

Thay đổi vốn kinh doanh

Khi hộ kinh doanh có nhu cầu tăng hoặc giảm quy mô kinh doanh, cần thực hiện đăng ký tăng hoặc giảm vốn đối với cơ quan đăng ký kinh doanh

Thay đổi thông tin chủ hộ kinh doanh

Khi chủ hộ  thay đổi thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân hoặc hộ chiếu, chủ hộ cần phải cập nhật thông tin này trên giấy phép kinh doanh.

Thay đổi tên hộ kinh doanh

Trường hợp hộ kinh doanh muốn thay đổi tên gọi để phù hợp với mục đích kinh doanh hoặc lý do khác, cần phải thay đổi trên giấy phép kinh doanh.

Thay đổi địa điểm kinh doanh

Khi hộ kinh doanh di chuyển đến địa điểm mới hoặc mở rộng khu vực kinh doanh, thì hộ kinh doanh cần phải đăng ký thay đổi giấy phép để cập nhật thông tin vị trí mới.

Bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cần làm gì?

Khi hộ kinh doanh bổ sung ngành nghề cần thực hiện các công việc sau:

  • Nghiên cứu thị trường và pháp luật liên quan đến ngành nghề mới muốn bổ sung.
  • Kiểm tra giấy phép kinh doanh hiện tại để xác định ngành nghề đã được đăng ký hay chưa.
  • Chuẩn bị tài liệu và nộp đơn đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh đến cơ quan quản lý thuế.
  • Chuẩn bị phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục.

Thủ tục bổ sung thêm ngành nghề hộ kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết bao gồm:

  • Đơn đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh tại địa phương;
  • Quyết định bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh của các thành viên (nếu có)
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị bổ sung ngành nghề

Chủ hộ kinh doanh cần nộp hồ sơ đề nghị bổ sung thêm ngành nghề đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Bước 3: Xác nhận và cập nhật thông tin

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xác nhận và cập nhật thông tin về ngành nghề mới của các thành viên trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Nộp chứng từ và phí

Sau khi hoàn tất quá trình thay đổi, chủ hộ kinh doanh cần nộp các chứng từ liên quan và phí liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề.

Bước 5: Nhận kết quả

Sau khi hoàn tất quá trình thay đổi, chủ hộ sẽ nhận giấy phép đăng ký hộ kinh doanh mới.

Luật Đại Nam hỗ trợ thực hiện mọi thủ tục giấy phép hộ kinh doanh

Luật Đại Nam thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục mọi thủ tục thay đổi thông tin hộ kinh doanh như:

  • Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ
  • Soạn thảo và ký hợp đồng ủy quyền cho Luật Đại Nam tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề theo quy định;
  • Công bố thông tin thay đổi của Hộ kinh Doanh
  • Liên hệ với các cơ quan liên quan về thông tin thay đổi của hộ kinh doanh.

Hi vọng với bài viết trên, Luật Đại Nam phần nào giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng trong vấn đề này. Mọi vấn đề thắc mắc về thủ tục bổ sung thêm ngành nghề hộ kinh doanh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Các bài viết có liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488