Bị Vợ hạn chế quyền thăm nuôi, chăm sóc con thì phải làm sao?

by Trần Giang

Khi ly hôn, con cái sẽ do bố hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Do đó người còn lại cần phải được tạo điều kiện để người kia thăm con theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cũng không ít trường hợp bị cấm cản, hạn chế việc thăm con. Luật Đại Nam xin hướng dẫn chi tiết, cụ thể về quy định trên qua bài viết: Bị Vợ hạn chế quyền thăm nuôi, chăm sóc con thì phải làm sao?

Bi-Vo-han-che-quyen-tham-nuoi-cham-soc-con-thi-phai-lam-sao.jpg

Bị Vợ hạn chế quyền thăm nuôi, chăm sóc con thì phải làm sao?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014;
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Cha hoặc mẹ bị hạn chế thăm nuôi con sau ly hôn trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi cha/ mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi thực hiện các hành vi sau đây:

Bị kết án về một trong các tội 

Người cha/ mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, và các hành vi trên đủ để cấu thành các tội phạm được quy định tại Chương XIV từ Điều 123 đến Điều 156 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ xung 2017 và bị tòa án kết án về các tội này với lỗi cố ý thì sẽ bị hạn chế quyền thăm nuôi con.

Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định về nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu khi Tòa án xét thấy người cha/ mẹ có các hành vi vi phạm các nghĩa vụ này một cách nghiêm trọng thì sẽ ra quyết định hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn.

Phá tán tài sản của con

Phá tán tài sản của con có thể được hiểu là hành vi sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con như: dùng tài sản của con cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; dùng tài sản của con với mục đích kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con, có hành vi chiếm đoạt tài sản của con…

Như vậy, với hành vi phá tán tài sản của con đã vi phạm quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về việc con có quyền có tài sản riêng. Do vậy, Tòa án có thể hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố khi người này thực hiện các hành vi kể trên.

Có lối sống đồi trụy

Lối sống đồi trụy là lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc được sự thể hiện bằng các hành động, hình ảnh, âm thanh. Hậu quả để lại thể làm con cảm thấy mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, người xung quanh hoặc dẫn tới ảnh hưởng bởi lối sống của người cha/ mẹ đó và rất dễ bị lôi kéo, xúi giục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái. Vậy nên pháp luật có quyền hạn chế việc thăm nom  của người này để tránh các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của người con.

Bị Vợ hạn chế quyền thăm nuôi, chăm sóc con thì phải làm sao?

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) quy định như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Hành vi cản trở quyền thăm nom con của vợ/chồng có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Nếu như bị ngăn cản không được thăm, chăm sóc con thì cần đến cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Uỷ ban nhân dân hoặc Công an về việc người có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án đảm bảo quyền lợi được thăm con theo quyết định của Toà án.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Bị Vợ hạn chế quyền thăm nuôi, chăm sóc con thì phải làm sao? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488