Các quy định pháp lý về thủ tục hủy quyết định thu hồi đất

by Nguyễn Thị Giang

Thu hồi đất là một trong những việc làm mà nhà nước áp dụng nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên trong một số trường hợp thu hồi đất trái pháp luật cần phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất, vậy hủy quyết định thu hồi đất như thế nào?Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung: Các quy định pháp lý về thủ tục hủy quyết định thu hồi đất

Các quy định pháp lý về thủ tục hủy quyết định thu hồi đất

Các quy định pháp lý về thủ tục hủy quyết định thu hồi đất

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Những trường hợp được yêu cầu hủy bỏ quyết định thu hồi đất

Đối với những trường hợp thu hồi đất trái pháp luật và không thuộc vào trường hợp đủ điều kiện thu hồi đất được quy định trong Luật Đất đai thi có quyền được yêu cầu hủy quyết định thu hồi đất. Tránh cho việc thu hồi tùy tiện, xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Theo đó những trường hợp thu hồi đất đó là:

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

Nhà nước thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Những trường hợp thu hồi đất cụ thể như;

 Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc.

  • Xây dựng các căn cứ quân sự, xây dựng những công trình phòng thủ quốc gia, các trận địa và những công trình đặc biệt về an ninh, quốc phòng.
  •  Xây dựng các ga, cảng quân sự.
  • Xây dựng những công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng.
  •  Xây dựng về kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân.
  •  làm các trường bắn, thao trường hay bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí.
  •  Xây dựng về cơ sở đào tạo, các trung tâm huấn luyện, bệnh viện hay nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân.
  •  Xây dựng các nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.

Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Những trường hợp nhà nước thu hồi đất cụ thể như sau:

  •  Thực hiện về các dự án quan trọng quốc gia do phía Quốc hội quyết định về chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất.
  •  Thực hiện những dự án do Thủ tướng chính phủ chấp thuận và quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất.
  • Thực hiện về các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất.

Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Hiện nay trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng có những hành vi về vi phạm đất đai. Chẳng hạn như sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng, khai thác sử dụng đất chưa hợp lý. Nhằm phòng chống và khắc phục vấn đề này nhà nước đã thu hồi đất.

Thu hồi đất do chấm dứt về việc sử dụng đất theo pháp luật, do người dân tự nguyện trả lại đất hoặc thu hồi đất có nguy cơ đe dọa tới tính mạng của con người.

Ngoài những trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật trên thì những quyết định thu hồi đất trái pháp luật sẽ bị hủy bỏ quyết định thu hồi đất để giúp đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân. Vì vậy người có đất bị thu hồi cần phải nắm bắt xem mình có thuộc vào trường hợp thu hồi đất ở trên hay không. Nếu như không thuộc vào trường hợp trên thì có thể khởi kiện quyết định thu hồi đất.

Thẩm quyền thu hồi quyết định thu hồi đất

Chủ thể được quyền hủy bỏ quyết định thu hồi đất

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 7 – Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể:

“… người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án…”.

Người đã ra quyết định hành chính phải đảm bảo ra quyết định điều chỉnh đúng, để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

Trong nội dung Luật xử lý vi phạm hành chính xác định chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính như sau:

Căn cứ khoản 3 – Điều 18 – Luật xử lý vi phạm hành chính:

“Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.”

Quy định về thẩm quyền của các chủ thể trong thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính. Trong đó, thẩm quyền được xác định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Các chủ thể trong hoạt động quản lý của mình để giải quyết, đưa ra cũng như điều chỉnh quyết định phù hợp.

Các cơ chủ thể có thẩm quyền ban hành phải kịp thời phát hiện các sai sót trong quyết định của mình. Từ đó nhanh chóng đưa ra biện pháp kịp thời giải quyết. Trong ý nghĩa ban hành quyết định hành chính, phải đảm bảo quyền và lợi ích cho các đối tượng liên quan. Bên cạnh việc tuân thủ và áp dụng đúng đắn các quy định pháp luật.

Cấp trên có thể bãi bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp dưới:

Các cơ quan quản lý cấp trên phải đảm bảo hiệu quả của hoạt động làm việc của cấp dưới. Cả đối với các quyết định hành chính được cấp dưới ban hành. Do đó, đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND các cấp ban hành, qua kiểm tra phát hiện có sai sót, Chủ tịch UBND cấp trên cần đề nghị cấp dưới giải quyết trong thẩm quyền. Theo đó:

+ Trước tiên là đề nghị Chủ tịch UBND cấp dưới hủy bỏ quyết định hành chính đã ban hành.

+ Nếu Chủ tịch UBND cấp dưới không hủy bỏ thì Chủ tịch UBND cấp trên có thể căn cứ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để ban hành quyết định bãi bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp dưới. Tức là Chủ tịch UBND cấp trên thực hiện hủy bỏ quyết định đó.

 Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 1 – Điều 7 – Luật Khiếu nại năm 2011, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các khiếu nại được khởi kiện tại Tòa. Phải xác định thẩm quyền, đối với quyết định hành chính cá biệt. Tòa án căn cứ các quy định pháp luật để giải quyết nội dung khiếu nại về quyết định hành chính được ban hành. Như xác định thẩm quyền của chủ thể ban hành quyết định. Hay nội dung quyết định có đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, mang đến quyền và lợi ích đúng cho các đối tượng liên quan không. Từ đó, Tòa án đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Qua bài viết này hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Các quy định pháp lý về thủ tục hủy quyết định thu hồi đất của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488