Youtube ngoài là trang web cho phép các cá nhân, tổ chức chia sẻ các video mà mình yêu thích, youtube còn là nền tảng cho nhiều vlogger, youtuber đăng tải các nội dung để kiếm thu nhập. Do đó, việc đăng ký bản quyền bài hát trên youtube mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc nhưng đây là thủ tục cần thiết để cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với sản phẩm do mình tạo ra. Vậy, cách đăng ký bản quyền bài hát trên youtube như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP;
- Thông tư số 08/2023/TT-BVHTT.
Vì sao phải đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube?
Khi không đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube Quý khách hàng có thể bị các rủi ro sau:
Mất quyền đăng ký nhãn hiệu:
Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ nêu rõ, nguyên tắc để tác phẩm được bảo hộ là căn cứ vào ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong các đơn hợp lệ trùng hoặc tương đương nhau hoặc không khác biệt đáng kể so với nhau.
Do đó, nếu không đăng ký mà có cá nhân, tổ chức khác thực hiện đăng ký trước thì tác phẩm âm nhạc đó sẽ không được bảo hộ.
Khó cấm người khác sử dụng bài hát của mình:
Chủ sở hữu bài hát không được cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ khó cấm người khác hát bài hát của mình (Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ).
Có thể bị phạt hành chính:
Do chưa đăng ký bảo hộ nên bài hát đăng trên Youtube không thuộc quyền sở hữu của tác giả hoặc ca sĩ đó. Do đó, nếu người khác đã đăng ký bảo hộ thì họ sẽ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc khởi kiện đòi bồi thường vì hát bài hát đó trái phép…
Do đó, dù đăng ký bản quyền nhạc trên Youtube hay trên bất cứ nền tảng nào thì người có quyền cũng cần phải thực hiện ngay khi sáng tạo nên một tác phẩm và chia sẻ.
Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube
– Đối với hình thức bảo hộ theo chính sách của youtube, Quý khách hàng chỉ cần điền thông tin theo mẫu đăng ký Content ID của youtube mà không cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ khác.
– Đối với hình thức bảo hộ bằng việc đăng ký quyền liên quan cho tác phẩm, Quý khách hàng cần:
+ Soạn thảo Tờ khai đăng ký quyền liên quan;
+ Chuẩn bị 02 DVD chứa nội dung video cần đăng ký;
+ Giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu như bản sao chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
+ Giấy ủy quyền và các loại giấy tờ khác có liên quan.
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra tác phẩm
+ Quyết định giao việc cho tác giả
+ Tuyên bố tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube ở đâu?
– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội:
Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả địa chỉ tại: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh có địa chỉ cụ thể: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại thành phố Đà Nẵng
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng có địa chỉ tại Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Cách đăng ký bản quyền bài hát trên youtube
Để thực hiện cách đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn hình thức bảo vệ bản quyền phù hợp
Việc đăng ký bản quyền cho các video dăng tải trên Youtube có thể được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo cách đăng ký như một tác phẩm thông thường. Hay người dùng có thể chọn cách đăng ký theo chính sách của youtube (đăng ký Content ID).
Tùy theo mong muốn hoặc quan điểm cá nhân mà bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức trên để thực hiện.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Để đảm bảo việc đăng ký bản quyền được thực hiện nhanh nhất, Quý khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ nêu trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Nếu đăng ký theo dạng Content ID thì khi điền đầy đủ các thông tin theo mẫu, bạn chỉ cần thao tác nhấn phím “Gửi” để yêu cầu xét duyệt. Điều kiện để xét duyệt là kênh đăng tải phải có khoảng 10 video và đạt được một số lượng người đăng ký nhất định. Về thời gian phê duyệt sẽ theo đúng chính sách của Youtube.
Còn với trường hợp còn lại thì hồ sơ được nộp đến Cục bản quyền tác giả để được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan. Thời gian giải quyết thường sẽ khoảng thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Nhận kết quả
– Content ID: Nếu được Youtube xét duyệt thì ngay bên cạnh tên kênh của kênh có dấu tích kèm dòng mô tả (Đã xác minh). Khi đó các video khác đăng tải có sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh không được cho phép thì sẽ bị Youtube gỡ bỏ.
– Đăng ký quyền liên quan: Đơn đăng ký được xét duyệt thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Đây là cơ sở pháp lý hữu hiệu khi phát sinh các tranh chấp hay quyền lợi liên quan đến các video của mình đăng tải bị ảnh hưởng.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về cách đăng ký bản quyền bài hát trên youtube. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
- Các chi phí đăng ký bản quyền tác giả
- Đăng ký bản quyền tác giả online thủ tục như thế nào?