Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

cap-giay-phep-san-xuat-ruou-thu-cong-nham-muc-dich-kinh-doanh

by Vũ Tuấn Anh

Rượu thủ công – một tinh túy của nghệ thuật ẩm thực và đặc sản văn hóa – đã và đang thu hút sự quan tâm không ngừng từ phía các nhà làm ẩm thực và người yêu thưởng thức rượu trên khắp thế giới. Với sự kết hợp tinh tế giữa sự độc đáo và chất lượng, sản xuất rượu thủ công đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra cơ hội kinh doanh đa dạng. Để tham gia vào thị trường này và hoạt động một cách hợp pháp, việc cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công là một bước quan trọng không thể thiếu. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về Cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doạnh trong bài viết dưới đây

Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Sản xuất rượu thủ công là gì?

Theo đó sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp. Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.

Điều kiện để được sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

     – Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

  – Đối với rượu có độ cồn dưới 5,5 độ trở lên

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

3. Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất

Các bước thành lập cơ sở sản xuất rượu thủ công để kinh doanh

   Bước 1. Thành lập cơ sở sản xuất rượu thủ công để kinh doanh

   Bước 2. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

   Bước 3. Đăng ký công bố hợp quy cho các loại rượu mà cơ sở sản xuất

   Bước  4. Xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (01 bộ) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. .
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật);
  • Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

Thẩm quyền cấp giấy phép:

  • Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;

Thủ tục cấp giấy phép:

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hp lệ, trong vòng 03 ngày làviệc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Kết luận

Trong thị trường đầy cạnh tranh và phát triển nhanh chóng, việc tham gia vào lĩnh vực sản xuất rượu thủ công đòi hỏi sự tinh tế, tài năng và kiến thức về quy định pháp luật. Cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công không chỉ giúp bạn hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm và xây dựng uy tín từ khách hàng. Từ việc lựa chọn nguyên liệu tới quá trình sản xuất và quản lý sau cấp giấy phép, tất cả đều đóng góp vào sự thành công và bền vững của doanh nghiệp sản xuất rượu thủ công.

Trên đây là một số điều cần biết về Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, để được hỗ trợ đầy đủ và nhiệt tình nhất hãy liên hệ Hotline Luật Đại Nam.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 4961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488