Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa?

by Nguyễn Thị Giang

Ly hôn không đơn giản là việc chấm dứt tình cảm của vợ chồng, mà còn liên quan đến những quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh khác như vấn đề tài sản, con cái… Khi ly hôn, nhiều bậc cha mẹ muốn hạn chế nhất có thể tổn thương đến con cái của mình nên không muốn trẻ có mặt tại phiên toà giải quyết việc ly hôn của vợ chồng. Vậy theo quy định, con cái có cần tham gia phiên tòa khi cha mẹ ly hôn không? Để trả lời được vấn đề Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa?

Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

 Cha mẹ ly hôn có cần ý kiến của con không và quyền ly hôn?

Quyền ly hôn hay quyền yêu cầu ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm các đối tượng sau đây:

  • Vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác khi một trong hai vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh không làm chủ được hành vi của mình và là nạn nhân bạo lực gia đình do chồng, vợ người đó gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ, tinh thần.

Đặc biệt, khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định này, người có quyền yêu cầu là vợ hoặc chồng (ly hôn đơn phương) hoặc cả vợ và chồng sau khi bàn bạc, thống nhất cùng gửi đơn ly hôn đến Toà án (thuận tình ly hôn) hoặc cha, mẹ, người thân thích khác (có kèm theo điều kiện).

Như vậy, có thể thấy, việc ly hôn là nguyện vọng của vợ và chồng, do vợ chồng hoặc vợ hoặc chồng tự nguyện quyết định và con có thể là người được yêu cầu khi cha mẹ bị bệnh tâm thần, là nạn nhân bạo lực gia đình, sức khoẻ, tính mạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đồng nghĩa, theo quy định của pháp luật, cha mẹ muốn ly hôn thì không cần xin ý kiến của con. Nếu con cố tình ngăn cản cha mẹ ly hôn thì có thể bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Nếu nặng hơn, cưỡng ép hoặc cản trở cha mẹ ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần…, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì cso thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 03 năm theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không?

Để biết con cái có cần tham gia phiên tòa ly hôn của cha mẹ không thì ta cần trả lời câu hỏi những ai là người tham gia tố tụng dân sự.

Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản.

Theo đó, Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Như vậy nếu con cái không phải người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì không phải tham gia phiên tòa.

Việc giải quyết ly hôn bao gồm việc giải quyết các vấn đề như: vấn đề về nhân thân, vấn đề về con cái (quyền nuôi con, cấp dưỡng.), vấn đề về tài sản chung và khoản nợ chung… Về vấn đề con cái, pháp luật quy định nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên trước khi quyết định, Tòa án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Tuy nhiên, việc lấy lời khai của con có thể thực hiện một cách gián tiếp, không nhất thiết phải buộc đứa trẻ tham gia và phát biểu tại phiên tòa.

Như vậy, con cái không cần tham gia phiên tòa ly hôn của cha mẹ, chỉ khi con cái có yêu cầu tham gia thì mới cần có mặt.

y hôn quyền nuôi con thuộc về ai và trách nhiệm nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con khi ly hôn được xác định như sau:

 Đối với con dưới 36 tháng tuổi

Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).

Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

 Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

– Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);

Đối với con tử 7 tuổi và dưới 18 tuổi

Tòa án sẽ tiến hành xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Việc bố mẹ không thỏa thuận được người chăm sóc con sau ly hôn thì tòa án sẽ tiến hành triệu tập con chung lên để lấy ý kiến của con muốn ở với bố hay với mẹ.

Để đáp ứng sự khách quan và minh bạch về phán quyết trao con cho bố hay mẹ nuôi con.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488