chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia Bảo hiểm xã hội

by Trần Giang

Theo quy định pháp luật thì ngoài lao động nữ là đối tượng hưởng chế độ thai thì lao động nam cũng là đối tượng được hưởng chế độ này. Đặc biệt là đối với trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin liên quan về nội dung trên: chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia Bảo hiểm xã hội.

che-do-thai-san-cho-chong-khi-vo-khong-tham-gia-Bao-hiem-xa-hoi.jpg

chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia Bảo hiểm xã hội.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Chế độ thai sản là gì?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

  • Ốm đau;
  • Thai sản;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

– Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Như vậy chế độ thai sản là một chế độ dành riêng cho những người tham gia bảo hiẻm xã hội bắt buộc tại Việt Nam.

Các loại chế độ thai sản ở Việt Nam:

  • Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý;
  • Chế độ khi sinh con;
  • Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Chế độ khi nhận nuôi con nuôi;
  • Chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai;

Đối tượng được quyền hưởng chế độ thai sản tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia Bảo hiểm xã hội

Căn cứ Khoản 2, Điều 34 quy định lao động nam khi có vợ sinh con được hưởng chế độ như sau:

  • Được nghỉ 05 ngày làm việc;
  • Được nghỉ 07 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Được nghỉ 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi. Đối với trường hợp sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Được nghỉ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật;
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp được được tính trong khoảng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con.

Theo đó, khi vợ sinh con, chồng đủ điều kiện hưởng BHXH sẽ được hưởng chế độ thai sản. Lao động nam sẽ có thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ làm cha, làm chồng của con, vợ mình.

Mức hưởng chế độ thai sản của chồng khi vợ không tham gia BHXH

Khi vợ không tham gia BHXH, mức hưởng chế độ thai sản của chồng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản/24 x số ngày được nghỉ.

Trường hợp lao động nam chưa tham gia BHXH đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính bằng bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.

Ví dụ: Lương bình quân đóng 06 tháng trước khi vợ sinh con là 15.000.000 đồng, lao động nam được nghỉ 7 ngày làm việc. Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam là:

Mức hưởng = 15.000.000/24 x 7 = 4.375.000 đồng

Như vậy, khi vợ không tham gia BHXH nhưng chồng tham gia BHXH đầy đủ thì vẫn được hưởng BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Chồng được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ không tham gia BHXH

Căn cứ Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con quy định trong trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Ngoài ra, căn cứ Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015, lao động nam phải đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Hơn nữa, đối với trường hợp nhờ mang thai hộ, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính từ thời điểm nhận con.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia Bảo hiểm xã hội. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488