Khi kết hôn, vấn đề tài sản chung luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Có rất nhiều cặp vợ chồng đã thực hiện việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau đó muốn chấm dứt việc chia tài sản này. Do đó, trong bài viết dưới đây hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông tin về nội dung Chia tài sản trong thời kì hôn nhân được chấm dứt như thế nào?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc chia tài sản chung của vợ chồng thì đều dựa trên nguyên tắc tự thỏa thuận. Những khi vợ chồng có nguyện vọng phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không thỏa thuận được thì theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật hôn nhân gia đình vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung vợ chồng. Khi đó Quyết định hoặc Bản án về việc phân chia tài sản chung đó được xem như hình thức hợp pháp của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, cụ thể:
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác lập khi vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản;
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác lập đối với phần tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định;
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác lập do Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.
Như vậy, đối với khối tài sản chung của vợ chồng nếu không tự thỏa thuận chia được thì việc chia phần tài sản chung đó có thể được thực hiện chia bởi quyết định, bản án của Tòa án. Do cách thức và các chủ thể thực hiện việc chia tài sản là khác nhau cho nên thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng cũng được xác lập khác nhau. Điều đặc biết là, tài sản chung mà có liên quan đến người thứ ba trước thời gian chia tài sản thì cũng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong quá trình phân chia tài sản chung đó.
Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chi tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng , trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Chia tài sản trong thời kì hôn nhân được chấm dứt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
- Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
- Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Như vậy trên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Căn cứ vào Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vấn đề chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
- Sự thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tại nội dung này có thể thấy khác với việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, việc trở lại với chế độ tài sản chung chỉ có thể được thực hiện một khi có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Khi vợ hoặc chồng không đồng ý, người còn lại không có quyền kiện yêu cầu khôi phục chế độ tài sản chung bằng con đường tư pháp. Ngoài ra có các trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
- Về hình thức của thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật để có giá trị về mặt pháp lý, tránh những mâu thuẫn sau này.
- Về nội dung thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể nói đây được xem như là giao dịch có tác dụng tuyên bố chấm dứt hiệu lực của các quy định áp dụng riêng cho trường hợp vợ và chồng đã tiến hành phân chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Chia tài sản trong thời kì hôn nhân được chấm dứt như thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc cần câu trả lời, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Tài sản trước khi kết hôn là của ai?
- Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
- Ly hôn là gì? Quy định về ly hôn mới nhất năm 2023