Chia thừa kế đất có nguồn gốc ông bà như thế nào?

by Lê Quỳnh

Hiểu như thế nào về chia thừa kế đất có nguồn gốc từ ông bà? Việc thực hiện các trình tự, thủ tục để nhận phần di sản là đất có nguồn gốc từ ông bà được thực hiện như thế nào? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết chia thừa kế đất có nguồn gốc ông bà như thế nào? sau đây của Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Đất đai 2013.
Chia thừa kế đất có nguồn gốc ông bà như thế nào?

Chia thừa kế đất có nguồn gốc ông bà như thế nào?

Đất có nguồn gốc ông bà là gì?

Căn cứ vào quy định tại Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 103 ta hiểu rằng: đất đai là một trong các loại tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý đồng thời đây cũng là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Còn theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất đai được cụ thể hơn là:

– Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Pháp luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.

Như vậy, đất có nguồn gốc ông bà căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được định nghĩa là đất do ông bà của người thừa kế có được theo các cách hợp pháp như: sử dụng đất ổn định, khai hoang,… và được Nhà nước công nhận về quyền sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất sẽ là quyền của các chủ thể, họ sẽ được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,… từ chủ thể có quyền khác.

Thừa kế đất có nguồn gốc ông bà là gì?

Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản từ người đã mất sang cho người còn sống mà phần di sản đó được gọi là di sản. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ có hai hình thức thừa kế là:

– Thừa kế theo di chúc: được hiểu là việc chuyển dịch phần tài sản của người đã mất sang người còn sống theo sự định đoạt bằng di chúc của người đó để lại tại thời điểm họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, theo điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định không căn cứ theo di chúc người đã khuất để lại. (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Theo đó, có thể hiểu thừa kế đất có nguồn gốc từ ông bà chính là việc chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền và nghĩa vụ về đất đai từ người đã mất sang cho người còn sống. Mà phần di sản là đất đai có nguồn gốc từ ông bà, hay nói cách khác thì ông bà chính là người có quyền sử dụng đất đầu tiên có được theo cách thức được pháp luật quy định.

Việc thừa kế đất có nguồn gốc từ ông bà sẽ được tiến hành chia theo di chúc, hoặc theo pháp luật tùy theo tình hình thực tế người để lại di sản có di chúc hay không và theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Hồ sơ thừa kế đất có nguồn gốc ông bà

Để thừa kế đất có nguồn gốc từ ông bà quý khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng tử

+Giấy tờ tùy thân của các người được thừa kế

+ Những giấy tờ khác có liên quan như giấy khai sinh của anh/ chị/ em, giấy chứng tử của ông bà nội. giấy đăng ký kế hôn của bố mẹ,..

Các giấy tờ nêu trên đấy có thể bị thay đổi phụ thuộc vào tình hình thực tế và các quy định khác của địa phương. Do vậy, để tránh mất thời gian và công sức quý khách hàng cần có sự tham khảo và tìm hiểu kỹ càng về hồ sơ và thủ tục tại nơi mình đang sinh sống.

Trình tự tiến hành thủ tục thừa kế đất có nguồn gốc ông bà

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để thừa kế

Bước 2: Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ tại các nơi có thẩm quyền làm thủ tục thừa kế đất có nguồn gốc ông bà sau đây

– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quý khách hàng sinh sống

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.

– Địa phương nào đã thành lập Bộ phạn một cửa thì hồ sơ nộp tại Bộ phận một cửa.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thụ lý hồ sơ và giải quyết

– Sau khi kiểm tra hồ sơ đã hợp lệ với quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi cư trú, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó.

– Nếu không thể xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản

– Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại hay tố cáo gì thì cơ quan công chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề chia thừa kế đất có nguồn gốc ông bà như thế nào? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488