Khi kết hôn mọi người thường ít chú ý tới vấn đề tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, khi có mẫu thuẫn xảy ra dẫn tới ly hôn thì vấn đề sử dụng tài sản chung lại được nhiều người tam tâm hơn. Do đó, trong bài viết dưới đây hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông tin về nội dung Chiếm hữu, định đoạt, sử dụng chung tài sản chung của vợ chồng.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản là gì?
Điều 179, Điều 189, Điều 192 quy định lần lượt về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như sau:
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
- Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Nguyên tắc chung trong việc chiếm hữu, định đoạt, sử dụng chung tài sản chung của vợ chồng
Căn cứ Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã hướng dẫn quy tấc trên tại Điều 13, cụ thể:
“Điều 13. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.”
Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Theo quy định này, nếu vợ hoặc chồng thực hiện vay/ mượn tiền, tài sản hoặc bán/ trao đổi một tài sản chung của vợ chồng, cho dù chồng hoặc vợ của họ không hề biết nhưng nếu mục đích của giao dịch nhằm để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong gia đình thì giao dịch đó vẫn có giá trị pháp lý. Do vậy, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ giao dịch, cả hai vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm. để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì thực tiễn tùy hoàn cảnh mỗi gia đình sẽ có rất nhiều cách khác nhau. Do đó, vợ/chồng có thể tự mình xác lập giao dịch cả trong hai trường hợp nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Theo đó, việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Trong trường hợp trên, giao dịch không tuân thủ điều kiện về hình thức là phải có văn bản thể hiện sự thỏa thuận của hai vợ chồng, do đó sẽ bị tuyên bô hiệu.
Có thể lý giải, các giao dịch liên quan đến những tài sản trên thường có giá trị lớn; do đó cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến khối tài sản chung của vợ chồng cũng như đời sống chung của gia đình. Vì vậy, pháp luật yêu cầu cần có sự bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng từ cả hai vợ chồng thông qua việc thỏa thuận thành văn bản giữa hai bên.
Từ nguyên tắc này, có thể xác định tính hợp pháp của các hành vi thực hiện quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời đây cũng là quy tắc để vợ chồng tuân theo khi thực hiện quyền của mình đối với tài sản chung. Vợ/chồng có thể đại diện cho nhau để xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung. Họ có thể thực hiện điều này với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Luật HN và GĐ quy định về nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc cần câu trả lời, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Tài sản trước khi kết hôn là của ai?
- Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
- Ly hôn là gì? Quy định về ly hôn mới nhất năm 2023