Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả không?

by Nguyễn Thị Giang

Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả nợ hay không? Khi giữa hai người tiến hành đăng kết hôn. Thủ tục này không chỉ làm cho có mà nó còn kéo theo nhiều loại trách nhiệm, liên đới được pháp luật quy định rõ ràng. Trong đó có trách nhiệm trả nợ. Vậy nếu như chồng vay tiền ngân hàng thì vợ có phải trả cùng hay không? Để trả lời được vấn đề Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả không? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả không?

Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả không?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

 Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Về nguyên tắc, những tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra
  • Thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng
  • Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
  • Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
  •  Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ khi được thừa kế, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng:

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Theo đó, pháp luật quy định vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản bao gồm: nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng: Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”

Theo đó, pháp luật quy định vợ chồng có nghĩa vụ riêng sau đây:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng.

 Nguyên tắc giải quyết nợ trong thời kỳ hôn nhân

Nếu khoản nợ được xác định là nợ chung thì dù xuất phát từ ý chí của vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng thì cả hai vợ chồng cùng phải trả;

Nếu khoản nợ là nợ riêng thì dù là nợ trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân thì người xác lập nên khoản nợ đó phải tự trả, không phát sinh trách nhiệm liên đới.

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng:

Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợpvới quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Và quy định tại Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.

Theo đó, giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu cụ thể là các hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng, ngoại tệ…) hoặc giấy vay tiền không đưa ra việc phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi về dân sự thực hiện việc xác lập. Nhu cầu thiết yếu cơ bản của toàn gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình; việc học hành của trẻ nhỏ; tiền đám cưới, ma chay…

Do vậy, trường hợp chồng vay ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cơ của gia đình, thì căn cứ theo như các quy định trên đây, vợ đương nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới cùng chồng để thực hiện trả món nợ đó khi bị ngân hàng yêu cầu trả hoặc khởi kiện ra Tòa án.

Trường hợp vợ có thể chứng minh được chồng đã vay số tiền đó chỉ để thực hiện việc chi tiêu cá nhân, không dùng để đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và vợ không hề hay biết về số tiền đó, thì người vợ đương nhiên không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với chồng trả món nợ đó khi bị yêu cầu thanh toán nợ hoặc bị thưa kiện ra tòa.

Chồng vay nợ hoặc vợ vay nợ để kinh doanh, thì khoản nợ này người vợ có trách nhiệm liên đới không?

Để xác định nợ chung và riêng thì sẽ có hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Khoản nợ mà người chồng vay nhưng có trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ nhu cầu của gia đình, như người chồng có dùng lợi nhuận công ty để phục vụ các nhu cầu của gia đình như mua sắm, sinh hoạt phí, chi tiêu cho các con v.v… thì trường hợp này, khoản nợ mà người chồng đã vay là khoản nợ chung của vợ, chồng.
  • Trường hợp 2: Ngược lại với trường hợp trên, nếu khoản nợ của người chồng được sử dụng vào việc kinh doanh riêng, không sử dụng số tiền nợ hay lợi nhuận kinh doanh để phục vụ nhu cầu gia đình, thì khoản nợ này sẽ được coi là nợ riêng của người chồng và người vợ không có nghĩa vụ đối với khoản nợ đó.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488