Chữ ký điện tử trong hợp đồng

by Vũ Khánh Huyền

Ký kết hợp đồng bằng chữ ký điện tử đang là giải pháp hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển hiện nay. Do vậy, nhiều hợp đồng của các bên buộc phải ký kết bằng chữ ký điện tử. Tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn còn chưa biết Chữ ký điện tử trong hợp đồng là gì? Thắc mắc hợp đồng được ký bằng chữ ký điện tử có hiệu lực pháp lý không? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giúp các bạn giải đáp.

Chữ ký điện tử trong hợp đồng

Chữ ký điện tử trong hợp đồng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành
  • Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
  • Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.
  • Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh các loại giao dịch và hợp đồng

Chữ ký điện tử là gì ?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Luật giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử (Electronic signature) được tạo lập dưới dạng chữ, số, từ, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác minh người ký và sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản: Chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm dữ liệu điện tử, mục tiêu xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người ấy với nội dung đã được ký. Chữ ký điện tử được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

>> Xem thêm: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong hợp đồng

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử bao gồm 2 vai trò: vai trò là chữ ký và vai trò là con dấu. Cụ thể như sau:
– Nếu văn bản cần chữ ký để đảm bảo giá trị pháp lý, thì chữ ký điện tử cần đảm bảo 2 yếu tố sau:
+ Cho phép xác minh được người ký và sự đồng ý của người ký với nội dung thông điệp trên văn bản.
+ Chữ ký điện tử phải đảm bảo đủ an toàn, không bị giả mạo.

– Nếu văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì mới được coi là hợp lệ, thì chữ ký điện tử cần đáp ứng các yêu cầu an toàn sau:
+ Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng
+ Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký
+ Mọi thay đổi của chữ ký điện tử đều có thể bị phát hiện sau thời điểm ký
+ Mọi thay đổi với nội dung thông điệp dữ liệu đều có thể bị phát hiện sau thời điểm ký
Lưu ý: Chữ ký điện tử được xem là đảm bảo an toàn khi được tổ chức cung cấp chữ ký điện tử chứng thực.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Chữ ký điện tử và chữ ký số khác nhau như thế nào?

Chữ ký điện tử và chữ ký số đều có thể dùng để thay thế cho chữ viết tay và sử dụng trong môi trường giao dịch điện tử. Nhưng về bản chất, hai loại chữ ký này lại khác nhau hoàn toàn. Cụ thể:

Cách phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số đơn giản, dễ hiểu nhất.

– Về tính chất:
+ Chữ ký điện tử: Có thể hiểu là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh nào được đính kèm với tài liệu hoặc tin nhắn thể hiện danh tính của người ký và sự chấp thuận nó
+ Chữ ký số: Có thể coi như một “dấu vân tay”, “con dấu” điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người ký nó
– Tiêu chuẩn:
+ Chữ ký điện tử: Không sử dụng mã hóa, phụ thuộc vào các tiêu chuẩn
+ Chữ ký số: Sử dụng các phương thức mã hoá dựa trên cơ sở hạ tầng khóa công nghệ PKI, đảm bảo danh tính người ký, mục đích cũng như tính toàn vẹn dữ liệu của các văn bản đã ký

– Tính năng:
+ Chữ ký điện tử: Dùng để xác minh một tài liệu
+ Chữ ký số: Dùng để bảo mật tài liệu
– Cơ chế xác thực:
+ Chữ ký điện tử: Xác minh danh tính của người ký thông qua email, mã pin điện thoại
+ Chữ ký số: Xác minh qua cơ chế ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ

– Việc xác nhận
+ Chữ ký điện tử: Không có xác nhận cụ thể
+ Chữ ký số: Được xác nhận bởi cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc một số nhà cung cấp dịch vụ uỷ thác khác

– Tính bảo mật
+ Chữ ký điện tử dễ bị giả mạo hơn
+ Chữ ký số có độ an toàn bảo mật cao, khó bị giả mạo, sao chép

– Phần mềm độc quyền
+ Chữ ký điện tử không ràng buộc về pháp lý, sẽ yêu cầu phần mềm độc quyền để xác nhận trong một vài trường hợp.
+ Chữ ký số: Bất kỳ ai cũng có thể xác nhận
Với những ưu điểm của mình, đặc biệt là về tính bảo mật cao, chữ ký số thường được sử dụng phổ biến hơn chữ ký điện tử trong các giao dịch hiện nay. Chữ ký điện tử bao gồm chữ ký số. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý để tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, đảm bảo tính pháp lý và an toàn khi sử dụng.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chữ ký điện tử trong hợp đồng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488