Giấy ủy quyền không được quy định cụ thể nhưng vẫn tồn tại và được công chứng, chứng thực như Hợp đồng ủy quyền. Việc chứng thực Giấy ủy quyền có đòi hỏi cả 2 bên phải có mặt hay không? Chứng thực hợp đồng ủy quyền là gì ? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Luật Công chứng
Hợp đồng uỷ quyền là gì?
Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa về hợp đồng uỷ quyền như sau:
Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, hợp đồng uỷ quyền sẽ gồm những đặc điểm sau đây:
– Là sự thoả thuận của các bên về việc một bên nhân danh bên còn lại thực hiện công việc cho bên uỷ quyền.
– Các bên thoả thuận về việc có trả thù lao hay không.
– Thời hạn cũng do các bên thoả thuận. Nếu không có thoả thuận, pháp luật không có quy định thì thời hạn của hợp đồng là 01 năm được tính từ ngày xác lập uỷ quyền.
>> Xem thêm: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán
Có bắt buộc chứng thực hợp đồng ủy quyền không?
Hiện nay, hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ các trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền.
Như vậy, khi lập hợp đồng ủy quyền, các bên nên kiểm tra các quy định pháp luật có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền hay không. Nếu trường hợp pháp luật không bắt buộc công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền thì tùy vào nhu cầu của hai bên có thể lập hợp đồng ủy quyền không có hoặc có công chứng, chứng thực.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng hợp đồng ủy quyền là thủ tục do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng tiến hành. Công chứng viên chứng nhận tính hợp pháp của hợp đồng ủy quyền về cả mặt hình thức (thời gian, địa điểm, chủ thể giao kết hợp đồng ủy quyền) và nội dung của hợp đồng ủy quyền (không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội).
Khác với công chứng, căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực hợp đồng ủy quyền là người thực hiện chứng thực của cơ quan có thẩm quyền tiến hành chứng thực về chủ thể giao kết hợp đồng ủy quyền (năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên), về thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng ủy quyền.
Lưu ý: Người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải có mặt khi thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Chứng thực hợp đồng ủy quyền ở đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì:
“1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác;
- Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thẩm quyền chứng thực thì theo đó, hợp đồng ủy quyền có thể được thực hiện tại:
- Phòng Tư pháp (Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
- Ủy ban nhân dân cấp xã (ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn);
Cụ thể:
Phòng tư pháp có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản là động sản (như hợp đồng ủy quyền bán xe, hợp đồng ủy quyền vay tiền,…);
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực:
+ Hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản là động sản (tương tự các loại hợp đồng ủy quyền thuộc thẩm quyền chứng thực của Phòng tư pháp);
+ Hợp đồng ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất (như hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền tặng cho quyền sử dụng đất,…);
+ Hợp đồng ủy quyền về nhà ở (như hợp đồng ủy quyền quản lý nhà, hợp đồng ủy quyền bán nhà,…)
Theo đó, phạm vi hợp đồng ủy quyền mà phòng tư pháp, ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực là các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải thực hiện chứng thực hoặc pháp luật không bắt buộc chứng thực nhưng có yêu cầu chứng thực của người yêu cầu.
Như vậy, Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, về nguyên tắc việc chứng thực hợp đồng ủy quyền được thực hiện tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, tương tự như công chứng, trong một số trường hợp nhất định mà pháp luật quy định, người yêu cầu chứng thực có thể yêu cầu thực hiện chứng thực hợp đồng ủy quyền ngoài trụ sở của cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Đó là trường hợp người yêu cầu thuộc diện người già yếu, không đi lại được, tạm giam, tạm giữ, ở tù hoặc có lý do chính đáng khác.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chứng thực hợp đồng ủy quyền là gi ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ