Bất động sản là một trong những loại tài sản đặc biệt, có giá trị lớn. Theo đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ rất quan trọng, các quy định có liên quan từ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho… đều được pháp luật quy định rất chặt chẽ.Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung: Có những loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Chúng ta vẫn thường nghe khái niệm quen thuộc như sổ đỏ hoặc bìa đỏ. Đây là một trong những tên gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
Khái niệm về GCNQSDĐ có sự thay đổi theo thời gian cụ thể năm 2003 theo “Luật đất đai năm 2013” quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.
Đến năm 2013, luật được sửa đổi bổ sung thêm Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Hiện nay, các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (trường hợp được cấp trước ngày 10/12/2009 mà chưa cấp đổi);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (trường hợp được cấp kể từ ngày 10/12/2009).
Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nào?
Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận được thể hiện qua một số vai trò phổ biến sau:
Căn cứ xác nhận ai là chủ đất, chủ sở hữu nhà ở
Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo thông tin tại trang bìa hoặc trang ghi thông tin biến động.
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định có được bồi thường về đất khi thu hồi hay không?
Theo Điều 75 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khi có đủ 02 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
Điều kiện 2: Phải có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013.
Giấy chứng nhận là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (cấp tỉnh, cấp huyện).
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, việc có hoặc không có Giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để có cách thức giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau. Đồng thời, khi giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sử dụng Giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đó.
Giấy chứng nhận sử dụng làm căn cứ để xác định loại đất (xem trong Sổ đỏ, Sổ hồng sẽ thấy phần mục đích sử dụng đất).
Giấy chứng nhận là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, chuyển mục đích sử dụng đất,…
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Có những loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào? theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai
- Bị lấn chiếm đất đai phải xử lý như thế nào?
- Cho thuê đất theo bộ luật đất đai năm 2013