Có thể thuê người đại diện theo pháp luật không?

by Trương Mỹ Linh

Luật Doanh nghiệp không cấm công ty thuê người đại diện theo pháp luật. Do vậy, doanh nghiệp được quyền thuê người có năng lực, chuyên môn để làm đại diện theo pháp luật của công ty. Dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giải đáp cho quý bạn đọc Có thể thuê người đại diện theo pháp luật không?

Có thể thuê người đại diện theo pháp luật không?

Có thể thuê người đại diện theo pháp luật không?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật là ai?

Điều 13 Luật Doanh nghiệp quy định Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quan hệ giữa doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật được thuê

Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng lao động với người được thuê và hình thành nên mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, mối quan hệ này sẽ không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của Luật Doanh nghiệp mà còn chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Lao động.

Người đại diện theo pháp luật được thuê vừa tuân thủ các quy định tại Luật Doanh nghiệp, vừa đảm bảo thực hiện đúng những điều đã ký kết trong HĐLĐ.

>> Xem thêm: Hợp đồng cho thuê nhà song ngữ Anh Việt

Chức danh của người đại diện theo pháp luật đi thuê

Người đại diện theo pháp luật được thuê có thể giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc các chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty như Phó Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành.

Lưu ý:

Người đại diện theo pháp luật đi thuê không thể giữ các chức danh: Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị vì đây là chức danh chỉ có các cá nhân tham gia góp vốn điều hành doanh nghiệp mới có thể được bổ nhiệm.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và các tiêu chuẩn khác theo quy định tại Điều lệ và Quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên thì phải đảm bảo giám đốc của công ty không được là người thân thích trong gia đình như vợ, chồng, cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; con để, con nuôi, anh, chị em đối với người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại công ty.

>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ nêu trên.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết của ban lãnh đạo công ty;
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư;
  • Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  • Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm;
  • Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động giữa Người đại diện theo pháp luật và công ty.

Nhiệm kỳ của người đại diện theo pháp luật

Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhiệm kỳ của người đại diện theo pháp luật không quá 05 năm, như vậy trường hợp thuê người đại diện theo pháp luật thì thời hạn hợp đồng lao động sẽ không quá 05 năm. Khi kết thúc hợp đồng lao động, doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật mới cần phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.

>> Xem thêm: Hợp đồng cho thuê nhà song ngữ Anh Việt

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Có thể thuê người đại diện theo pháp luật không?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Quy định về hợp đồng xây dựng

Quy định về hợp đồng lao động

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488