Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam

by Đào Quyết

Hoạt động thành lập công ty con của doanh nghiệp nước ngoài cần tuân thủ theo các quy định của Luật đầu tư 2020.

Thành lập công ty con của doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con; Công ty mẹ có quyền chi phối các quyết định của công ty con bằng nhiều hình thức.

Công ty mẹ là gì?

Để hiểu thành lập công ty con của doanh nghiệp nước ngoài là gì, trước hết phải làm rõ các khái niệm “công ty mẹ”, “công ty con” là gì. Căn cứ điều 195 Luật doanh nghiệp 2020, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.
  • Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó.
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty con là gì?

  • Có thể hiểu, công ty mẹ và công ty con là hai chủ thể có tư cách pháp nhân riêng biệt, trong đó, công ty mẹ có sự ràng buộc nhất định về lợi ích kinh tế (phần vốn góp) do đó có quyền chi phối các quyết định của công ty con bằng nhiều hình thức.Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan

Vậy, “Công ty mẹ – công ty con” là khái niệm dùng để chỉ một tổ hợp các công ty có mối quan hệ với nhau về sở hữu, độc lập về mặt pháp lý. Trong đó công ty mẹ có vai trò là trung tâm quyền lực, nắm giữ quyền chi phối các công ty con.

cong-ty-nuoc-ngoai-thanh-lap-cong-ty-con-tai-viet-nam-2

 Điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty con ở Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp GCN đăng ký đầu tư, đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Sau khi được cấp GCN đăng ký đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn loại hình doanh nghiệp muốn thành lập và thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.

– Loại hình doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn để thành lập công ty con ở Việt Nam:

Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam, có 4 hình thức tổ chức mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH (một thành viên/ hai thành viên trở lên), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Tùy thuộc vào nhu cầu tổ chức hoạt động, doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp để hoạt động.

cong-ty-nuoc-ngoai-thanh-lap-cong-ty-con-tai-viet-nam-3

Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam

Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam thường là hình thức góp vốn đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam được tiến hành như sau:

Bước 1: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Công ty nước ngoài thành lập công ty con ở Việt Nam thì dù công ty chiếm 1% hay đến 100% vốn của công ty tại Việt Nam cũng phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Thuyết minh năng lực tài chính kèm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tiền đầu tư theo vốn điều lệ kê khai hoặc báo cáo tài chính của công ty nước ngoài (có lãi tương ứng với vốn điều lệ góp tại của công ty Việt Nam)
  • Giải trình đáp ứng điều kiện;
  • Quyết định thành lập;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà
  • Bản sao đăng ký kinh doanh công ty nước ngoài;
  • Điều lệ công ty nước ngoài;
  • Hộ chiếu đại diện của nhà đầu tư;
  • Giới giới thiệu nộp hồ sơ.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất

Bước 2: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công ty nước ngoài (công ty mẹ) nộp hồ sơ đề nghị thành lập công ty con tới Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi công ty con đặt trụ sở chính. Hồ sơ thành lập bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký Thành lập công ty con.
  • Quyết định Thành lập công ty con của công ty mẹ;
  • Biên bản Thành lập công ty con của công ty mẹ;
  • Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;
  • Dự thảo Điều lệ công ty;
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
  • Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh cho công ty con.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488