Logo là một biểu tượng được thiết kế riêng biệt cho một thương hiệu để định vị dòng sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt. Trên thực tế, có khá nhiều tranh chấp về logo giữa các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận, danh tiếng hay thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa. Do đó các doanh nghiệp hiện nay thường có xu hướng đăng kí bảo hộ bản quyền logo. Vậy, đăng ký bản quyền logo ở đâu? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp với các tổ chức/doanh nghiệp khác. Khi đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu thì doanh nghiệp sẽ bảo vệ được nhãn hiệu của mình trong phạm vi rộng với cơ chế bảo hộ chặt chẽ nhất theo quy định pháp luật hiện nay.
Ưu điểm:
- Là thủ tục bảo hộ đảm bảo quyền sở hữu mạnh nhất hiện nay.
- Hình thức bảo hộ nhãn hiệu có cơ chế bảo hộ rất chặt chẽ và với phạm vi rộng.
- Logo được bảo hộ cả về hình ảnh lẫn nội dung.
Nhược điểm:
- Thời gian xử lý kéo dài.
- Chi phí thủ tục đăng ký cao hơn đăng ký bản quyền.
- Các quy trình và tiêu chí để xét duyệt giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu rất phức tạp và khó khăn.
Đăng ký bảo hộ logo dưới dạng bản quyền tác giả là gì?
Với hình thức này, logo được nhìn nhận dưới danh nghĩa là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” – là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục..
Ưu điểm:
- Đơn đăng ký dễ dàng được chấp nhận, ít xảy ra những sự cố phát sinh.
- Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh chỉ khoảng 15 ngày làm việc.
- Phạm vi bảo hộ: Không hạn chế lĩnh vực.
- Chi phí thực hiện thủ tục thấp, thời gian bảo hộ rất lâu (từ khoảng 75 – 100 năm).
Nhược điểm:
- Mức độ bảo hộ cho bản quyền tác giả yếu.
- Trên thực tế, quyền lợi của quyền tác giả logo vẫn còn rất bấp bênh, ít có hiệu quả thực tế.
- Việc sao chép logo ngày càng tinh vi hơn gây khó khăn cho thương hiệu trong việc chứng minh.
Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
Với 2 hình thức đăng ký bảo hộ logo nêu trên thì tùy vào chiến lược xây dựng thương hiệu và khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Như phân tích, mỗi hình thức đăng ký sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Đồng thời kèm theo đó là những quy định yêu cầu mỗi doanh nghiệp phảo đáp ứng được theo quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ.
Đăng ký bản quyền logo ở đâu?
Khi lựa chọn đăng ký theo hình thức đăng ký bản quyền tác giả, Quý khách hàng nộp hồ sơ tại:
- Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội
- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Khi lựa chọn đăng ký theo hình thức đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng nộp hồ sơ tại:
- Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Thủ tục đăng ký bản quyền logo
Thủ tục đăng ký bản quyền logo sẽ được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký logo
(ii) đăng ký bản quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
(i) đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu;
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo
Sau khi phân loại và lựa chọn hình thức bảo hộ; chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo theo nội dung thành phần hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ đăng ký logo theo hình thức nhãn hiệu sẽ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (logo) theo mẫu của Cục SHTT;
- 05 mẫu logo (nhãn hiệu) in trên giấy A4;
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu;
- Tài liệu khác liên quan (nếu có).
Hồ sơ đăng ký logo theo hình thức đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:
- Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả
- 02 bản tác phẩm đăng ký in trên giấy A4 tác phẩm có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
- Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…
- Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả
- Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.
- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả
- Giấy cam đoan của tác giả
- Bản sao giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập…vv
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả hoặc Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký bản quyền logo sau khi nộp
Sau khi đơn đăng ký được nộp; đơn sẽ được cơ quan thẩm định kiểm duyệt hồ sơ trước khi đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký logo cho chủ sở hữu.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký logo
Trường hợp khi thẩm định hồ sơ; hồ sơ đăng ký đặt yêu cầu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền logo cho chủ sở hữu.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Đại Nam về đăng ký bản quyền logo ở đâu? Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
- Các chi phí đăng ký bản quyền tác giả
- Đăng ký bản quyền tác giả online thủ tục như thế nào?