Đăng ký bản quyền phần mềm

by Trần Giang

Bản quyền phần mềm có thể đăng ký bản quyền tác giả cho các nhân hoặc tổ chức sáng tạo ra các phầm mềm. Việc đăng ký bản quyền phần mềm là cách thức quan trọng nhất để bảo hộ bản quyền tác giả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các quy định của pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền lợi của mình. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ hơn nội dung này trong bài viết dưới đây.

Đăng ký bản quyền phần mềm

Đăng ký bản quyền phần mềm

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Nghị định số 17/2023/NĐ-CP;
  • Thông tư số 08/2023/TT-BVHTT.

Lý do cần đăng ký bản quyền phần mềm

  • Mặc dù việc đăng ký bản quyền không phải là bắt buộc nhưng nó là cơ sở để xác định thời điểm phát sinh quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu đối với phần mềm. Đăng ký bản quyền là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ tối đa quyền tác giả và quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu phần mềm.
  • Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
  • Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả là cơ sở chứng minh chủ thể nào tạo ra phần mềm trước khi có tranh chấp xảy ra.

Vì thế, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm

Theo quy định, khi đăng ký bản quyền cho tác phẩm phần mềm, chủ sở hữu, tác giả cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • CMND/CCCD của tác giả (Bản sao công chứng);
  • Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình tạo ra phần mềm;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có nhiều tác giả);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có nhiều chủ sở hữu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao công chứng);
  • Bản in mã code;
  • Bản mô tả hoạt động của phần mềm;
  • Hai (02) đĩa CD ghi nội dung phần mềm: Phần mềm (bản cài đặt); Bản viết trên giấy mô tả phần mềm; Bộ code phần mềm.

Ngoài các tài liệu trên, khi thực hiện thủ tục, tác giả, chủ sở hữu phần mềm cần cung cấp thêm các thông tin sau:

  • Thời gian hoàn thành phần mềm (thông tin này rất cần thiết đề phòng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai nếu có);
  • Thông tin công bố phần mềm: Phần mềm đã được công bố ở đâu chưa? Nếu đã công bố, nêu rõ thời gian công bố, hình thức công bố,…

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký bản quyền đầy đủ như hướng dẫn ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả theo địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội: Nộp tại phòng Thông tin Quyền tác giả –  Số 33 ngõ 294 Kim Mã, quận Ba Đình;
  • Tại TP. HCM: Nộp tại văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả – số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3;
  • Tại Đà Nẵng: Nộp tại văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả – Số 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, trong vòng 15 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho phần mềm đối với hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm của Luật Đại Nam

Chúng tôi có thể thay mặt quý khách hàng nộp đơn đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả, nhận kết quả và chuyển giao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho khách hàng.

Các công việc mà Luật Đại Nam sẽ thực hiện khi khách hàng yêu cầu dịch vụ:

– Tư vấn về thủ tục, thời gian, các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký bản quyền;

– Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền. Sau đó chuyển hồ sơ cho khách hàng tham khảo và ký kết;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký bản quyền. Làm việc với Cục Bản quyền tác giả về nội dung hồ sơ;

– Thay mặt quý khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ. Kịp thời sửa chữa hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);

– Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Sau đó chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Đại Nam về Đăng ký bản quyền cho tác phẩm như thế nào? Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488