Gần đây, hình thức phổ biến của việc vi phạm bản quyền báo chí đó là các báo điện tử và trang thông tin điện tử tự ý lấy hình ảnh của báo khác mà không xin phép, không trả thù lao cho tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Nhiều báo điện tử và các trang thông tin điện tử thậm chí còn không dẫn nguồn hoặc chỉ ghi nguồn rất nhỏ dưới bài viết. Để ngăn chặn tình trạng này cũng như bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của tác giả thì việc đăng ký bảo hộ cho tác phẩm báo chí là cần thiết. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm phóng sự và báo chí
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
- Luật Báo chí năm 2016.
Tác phẩm phóng sự có phải là tác phẩm báo chí không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 26/04/2023) quy định như sau:
Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
Như vậy, tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại:
Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
Do đó, phóng sự là một tác phẩm báo chí.
Quy định về đăng ký bản quyền tác phẩm phóng sự và báo chí
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Báo chí năm 2016 có quy định: “Tác phẩm báo chí là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của sản phẩm báo chí, có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, gồm tin, bài được thể hiện bằng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh”.
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Theo quy định trên thì tác phẩm báo chí sẽ được xếp vào loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và được bảo hộ dưới quyền tác giả. Tác phẩm báo chí gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
Người nộp đơn đăng ký quyền tác giả nói chung hay người nộp đơn đăng ký bản quyền tác phẩm báo chí nói riêng chính là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tác phẩm báo chí nộp trực tiếp (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác phẩm báo chí (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) bao gồm:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm phóng sự và báo chí
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả về cơ bản cần chuẩn bị theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL;
- Bản sao có công chứng giấy CMND của tác giả bản quyền tác giả cho tác phẩm phóng sự và báo chí;
- Quyết định giao việc nếu chủ sở hữu đối với quyền tác giả là công ty;
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền);
- Bản mô tả, tóm tắt chi tiết tác phẩm điện ảnh (Đóng quyển);
- Bản sao ghi thành đĩa tác phẩm điện ảnh (Đóng quyển);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu (nếu tác phẩm có đồng tác giả oặc quyền tác giả thuộc sở hữu chung);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Các đầu hồ sơ khác sẽ theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm phóng sự và báo chí
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm phóng sự và báo chí được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên. bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm phóng sự và báo chí trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến một trong các địa chỉ sau:
- Cục Bản quyền tác giả TP. Hà Nội (Số 33, ngách 2, ngõ 294 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội);
- Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh (170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)
- Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Đà Nẵng (01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng)
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) cư trú hoặc có trụ sở.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết
Thời hạn giải quyết xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận hộ sơ hợp lệ và phải đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp giấy chứng nhận. Đối với tác phẩm điện ảnh thì phải nộp mức phí là 500.000 đồng/ Giấy chứng nhận theo như Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu tác phẩm không bị trùng lặp, sao chép, không vi phạm pháp luật, không vi phạm về các yếu tố thuần phong mỹ tục của dân tộc thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) sẽ được Cục bản quyền tác giả cấp sau 15 ngày. Trong trường hợp bị từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Thời hạn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm phóng sự và báo chí có phụ thuộc vào thời điểm công bố hay không?
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả tùy thuộc vào bản chất và từng trường hợp cụ thể của tác phẩm. Theo quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với quyền nhân thân của tác phẩm điện ảnh là vô thời hạn. Tuy nhiên, quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản đối với tác phẩm có thời hạn bảo hộ khác nhau. Nếu tác phẩm điện ảnh đã được công bố, thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ thời điểm công bố, còn nếu tác phẩm chưa được công bố, thời hạn sẽ được tính từ thời điểm tác phẩm được định hình.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm phóng sự và báo chí do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: