Hiện nay, việc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều và dần trở nên phổ biến. Tại Việt Nam, công dân Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài, nhưng cơ quan cụ thể thực hiện việc đăng ký này là cơ quan nào và thủ tục đăng ký gồm các bước nào? Chính vì vậy, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Luật hộ tịch 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch
Đăng ký kết hôn là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn được định nghĩa như sau:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Theo đó, tại Việt Nam chỉ chấp nhận cách thức duy nhất để xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ là đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Quan điểm pháp luật này được ghi nhận tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 9. Đăng ký kết hôn
1.Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Việt Nam hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.”
Điều kiện đăng ký kết hôn
Dù là công dân Việt Nam hay người nước ngoài, khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện kết hôn nêu ở Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ không thực hiện đăng ký kết hôn giữa những người cùng giới tính dù cho một trong các bên đăng ký kết hôn là người nước ngoài.
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014. Các trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam bao gồm:
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Theo quy định trên. Người Việt Nam có nhu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoại tại Việt Nam phải đến UBND cấp huyện nơi mình cư trú để làm thủ tục đăng ký.
Trong đó, nơi cư trú ở đây là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. (Căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020).
Ngoài ra, khoản 2 Điều 37 Luật Hộ tịch quy định thêm. Trường hợp hai người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên cũng có thể thực hiện đăng ký kết hôn.
Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Đối với việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn thông thường là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
“Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2.Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”
Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ mà Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 18. Đăng ký kết hôn
1.Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.”
Tóm lại, hầu hết các trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Riêng đối với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới tiếp giáp theo luật định thì thẩm quyền thực hiện việc đăng ký là Uỷ ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới ấy.
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài mất bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định. Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.
Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Đồng thời, theo Điều 32 Nghị định 123. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Như vậy, thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký đến lúc nhận Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài tối đa là 13 ngày làm việc.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thủ tục xin trích lục kết hôn mới nhất năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao trích lục kết hôn để làm gì?