Đăng ký nhãn hiệu giày thể thao

by Luật Đại Nam

Trong những năm gần đây, giày thể thao đã và đang trở thành một món phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ của các bạn trẻ. Ngoài phục vụ cho mục đích chơi bóng đá, bóng rổ,… giày thể thao cũng thể được sử dụng như một phụ kiện thời trang vô cùng năng động. Nhu cầu thị trường cao cũng dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm này là rất quan trọng để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của các công ty, tổ chức và cá nhân là chủ sở hữu của nhãn hiệu. Bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ cho quý khách những nội dung cơ bản về đăng ký nhãn hiệu cho giày thể thao.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
  • Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice 10
  • Phân nhóm bảo hộ

 Giày thể thao thuộc nhóm 25 “Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu” của nhóm hàng hóa trong bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice 10

2. Quy trình bảo hộ nhãn hiệu giày thể thao

2.1. Tra cứu nhãn hiệu

Sau khi xác định được nhóm dịch vụ cần đăng ký, doanh nghiệp nên thực hiện bước tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu dự định đăng ký so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, từ đó xác định khả năng nhãn hiệu được cấp văn bằng có phương án sửa đổi.

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ:  là cần xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mới so với nhãn hiệu đã được nộp vào cục Sở hữu Trí tuệ trước đó và xem xem nhãn hiệu này có khả năng đăng ký được hay không và khả năng đăng ký được bao nhiêu phần trăm?

Triển khai tra cứu chuyên sâu:  là xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà chủ sở hữu dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu chuyên sâu, tra cứu và tham vấn ý kiến của những chuyên gia thẩm định nhãn hiệu cấp cao của văn phòng để đưa ra các khuyến nghị về khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Việc triển khai công tác này có độ chính xác cao hơn do kinh nghiệm và trải nghiệm của Chuyên gia thẩm định mang lại sự tư vấn chính xác cao hơn cho việc nhãn hiệu có khả năng đăng ký được hay không.

2.2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho giày thể thao

Sau khi xác định nhãn hiệu có khả năng đăng ký, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp:

  • – Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A của Thông tư này trong đó đảm bảo các nội dung phải đầy đủ và chính xác;
  • – Mẫu nhãn hiệu: 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau, được trình bày rõ ràng, kích thước 8×8 cm;
  • – Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
  • – Biên lai nộp phí, lệ phí;
  • – Giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành các thủ tục;
  • – Tài liệu khác liên quan (theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể).

2.3. Thời gian thực hiện đăng ký nhãn hiệu

  • – Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • – Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • – Thẩm định nội dung: 09 tháng -12 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • – Cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu:

  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Trước và sau 06 tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu thực hiện gia hạn văn bằng bảo hộ và không giới hạn số lần gia hạn.

3. Công ty Luật Đại Nam tư vấn đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Trên đây là những quy định về đơn đăng ký nhãn hiệu theo bộ luật và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói của Luật Đại Nam cam kết: 

  • Tiết kiệm tối đa chi phí
  • Tối ưu Thời gian thực hiện
  • Hỗ trợ xuyên suốt thời gian hoạt động sau này.

Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục . Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể.Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.comf

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488