Chúng ta hay nghe nhắc đến việc đền bù lao động hay bồi thường thiệt hại hợp đồng lao động. Vậy khái niệm đền bù lao động được hiểu và được pháp luật cụ thể như nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Luật lao động 2019
Đền bù hợp đồng lao động là gì ?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động là trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một bên trong quan hệ lao động có hành vi trực tiếp hay gián tiếp vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cho bên kia nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất về tinh thần, sức khỏe cho người bị thiệt hại. Theo đó, khi một bên đơn chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì phải có trách nhiệm bồi thường các tổn hại về vật chất và tinh thần cho bên còn lại.
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Các trường hợp phát sinh trách nhiệm đền bù hợp đồng lao động
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Căn cứ quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động 2019 thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các Điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.
Chấm dứt hợp đông lao động trái pháp luật
Bộ luật lao động 2019 đã quy định cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (Điều 35, Điều 36) và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 37). Do đó, không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:
– Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;
– Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;
– Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;
– Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…
Ở đây, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được hiểu là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các căn cứ chấm dứt hoặc không tuân thủ thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là vừa phải có căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, vừa phải thực hiện thủ tục báo trước đúng pháp luật. Nếu vi phạm các quy định đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là trái pháp luật và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Mục đích của việc đưa ra quy định này là nhằm đảm bảo cho hoạt động lao động luôn được duy trì, tránh thiệt hại cho các bên.
>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Các khoản phải đền bù khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Bộ luật lao động 2019 đã đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:
Đối với người sử dụng lao động:
Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:
– Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải:
- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Về cơ bản các khoản bồi thường này vẫn được áp dụng như bộ luật lao động năm 2012. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
– Trường hợp 2: Người lao động không muốn làm việc, người sử dụng lao động phải trả:
- Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
- Trợ cấp thôi việc cho người lao động.
– Trường hợp 3: người sử dụng lao động không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:
- Các khoản tiền ở trường hợp 2;
- Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Đối với người lao động:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:
- Nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động).
Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên, mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.
Như vậy, từ năm 2021, mức bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hầu như không có sự thay đổi so với Bộ luật lao động năm 2012.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì ?
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?
Mẫu Hợp đồng trích thưởng – Luật Đại Nam
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam