Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

by Vũ Khánh Huyền

Điều khoản giải quyết tranh chấp là một điều khoản mà các bên thường ít để ý khi soạn thảo hợp đồng. Khi soạn thảo các bên hợp đồng thường chú trọng và dành rất nhiều thời gian cho các điều khoản như đối tượng, giá cả, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên v.v… Điều khoản giải quyết tranh chấp thường được xem xét cuối cùng, luôn bị các bên tham gia hợp đồng coi nhẹ, không để ý hoặc nếu có thì chỉ xem xét qua loa vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên thường không mong muốn, dự liệu hay không nghĩ đến tranh chấp sẽ phát sinh cũng như cách thức giải quyết tranh chấp. Dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này !

Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng là gì?

Hợp đồng là một văn bản mang tính pháp lý do hai bên tiến hành ký kết với nhau nhằm ràng buộc những nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo đó, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các chủ thể thường hướng tới việc thực thi các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào có hợp đồng là quyền và lợi ích sẽ được đảm bảo bởi có rất nhiều trường hợp hợp đồng chỉ được thực hiện một phần ( thực hiện một số điều khoản) hoặc không thực hiện hợp đồng và điều này dẫn đến gây nên tổn thất cho bên bị vi phạm hợp đồng. Do đó, để hạn chế rủi ro này mà các bên khi giao kết hợp đồng thường có xu hướng quy định thêm điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng có thể được xem là một điều khoản đặc biệt vì nó chỉ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng được hiểu là điều khoản do các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng thỏa thuận để xây dựng nên và đưa vào trong hợp đồng trong quá trình đàm phán, soạn thảo nhằm giải quyết những bất đồng giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

>> Xem thêm: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Tại sao phải đưa điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng vào hợp đồng?

Hiện nay, nhiều chủ thể khi tiến hành giao kết hợp đồng thường đưa vào điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng. Do đó có thể thấy rằng, nên đưa điều khoản này vào hợp đồng bởi một số lý do như sau:

  • Việc đưa điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ giúp các bên chủ thể thực hiện việc giải quyết tranh chấp một cách thuận lợi hơn. Theo đó, khi đưa điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng thì các bên trong hợp đồng đã chuẩn bị trước tâm lý khi tiên lượng tranh chấp có thể xảy ra và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra thật thì sẽ dễ dàng đón nhận hơn mà không tạo ra sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa các bên. Việc này cũng khiến các bên trong quan hệ hợp đồng Dễ dàng thực hiện những vấn đề được ghi trong điều khoản giải quyết tranh chấp như thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp thỏa thuận phiên bản áp dụng
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ giúp bên vi phạm hợp đồng thuận lợi hơn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Theo đó khi một bên vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại cho bên kia thì bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường những thiệt hại mà mình phải gánh chịu nhờ điều khoản giải quyết tranh chấp. Vì vậy đây là nội dung cần thiết để bên bị vi phạm thuận lợi hơn cho việc thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị vi phạm.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng giảm thiểu thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận về điều khoản giải quyết tranh chấp trong quá trình giao kết hợp đồng thì việc giải quyết tranh chấp sẽ trở nên dễ dàng hơn và tránh được trường hợp nên gây hại thiếu tinh thần hợp tác.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp. Thực tiễn ghi nhận bốn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phổ biến sau:

– Thương lượng;

– Hòa giải;

– Trọng tài;

– Tòa án.

Các phương thức giải quyết tranh chấp này được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, trong đó giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường trọng tài là hình thức phổ biến và được ưa  chuộng nhất. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào chủ yếu phụ thuộc vào sự định đoạn của các bên, có trường hợp các bên bị ràng buộc bởi thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ: thỏa thuận chọn trọng tài) hoặc có trong trường hợp do bên bị vi phạm tự lựa chọn phương thức phù hợp nhất. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đều có những ưu, nhược điểm riêng.

Thương lượng

“Thương lượng là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa hai bên”. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp  không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan chức năng Nhà nước hay bên thứ ba nào. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạn của các bên.  Hầu hết các tranh chấp hợp đồng tranh chấp đều được các bên tự giải quyết  bằng con đường thương lượng.

Hòa giải

Có hai hình thức hòa giải được đề cập trong khoa học pháp lý đó là hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Hòa giải ngoài tố tụng là hình thức hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán. Hòa giải trong tố tụng là việc hòa giải được tiến hành tại cơ quan tòa án hoặc cơ quan trọng tài sau khi cơ quan này thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên

Trọng tài

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tự nguyện lựa chọn một bên thứ ba trung lập, khách quan là trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh.

Tòa án

Khác với trọng tài, quyền lực của trọng tài được tạo bởi các bên tranh chấp còn quyền lực của tòa án là quyền lực Nhà nước. Tòa án là hình thức tài phán đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước, có thẩm quyền giải quyết.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng

Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng là một điều khoản quan trọng nhằm giải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời là điều khoản ràng buộc trách nhiệm cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do vậy, khi tiến hành soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng thì cần phải lưu ý những vấn đề như sau:

Thứ nhất, quy định rõ ràng về phương thức giải quyết tranh chấp. Theo đó các bên nên lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp được thừa nhận rộng rãi trên thế giới bao gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.

Thứ hai, Các bên tiến hành thỏa thuận và ghi rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài hoặc là tòa án. Theo đó, khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng được giải quyết bằng trọng tài thì phải ghi rõ ràng là cơ quan trọng tài nào, địa chỉ ở đâu hoặc nếu giải quyết bằng tòa án thì phải xác định rõ là tòa án nào có thẩm quyền tòa án cấp tỉnh hay là toà án cấp huyện.

Thứ ba, Xác định khi giải quyết tranh chấp thì bên nào sẽ chịu phí thuê luật sư, thuê phiên dịch khi có phát sinh các khoản phí này.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488