Vì vậy, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) xuất hiện với nhiều loại hình, cách thức tổ chức và hoạt động khác nhau. Việc nhận thức khái niệm, đặc điểm, tác động của loại doanh nghiệp này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với chúng. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Doanh nghiệp FDI là gì? Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp FDI để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Đầu tư năm 2020.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment).
Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.
Theo đó, Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 như sau:
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, theo quy định này, đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Do đó, trong phạm vi này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Doanh nghiệp FDI là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI theo quy định.
Đặc điểm của FDI
– Có khả năng đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư lớn
– Thúc đẩy các nước muốn có nhu cầu thu hút vốn FDI với hành lang pháp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
– Theo pháp luật của mỗi quốc gia thì tỷ lệ vốn gọp giữa các nhà đầu tư có sự thay đổi cho phù hợp với lợi nhuận cũng như rủi ro gặp phải;
– Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp;
– Các nước được đầu tư có cơ hội tiếp nhận được công nghệ tiên tiến từ các nhà đầu tư bởi các nước đầu tư sẽ đưa theo công nghệ của mình tới nơi muốn đầu tư
– Chủ đầu tư có quyền quyết định về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đi theo đó là việc chịu trách nhiệm cũng như được hưởng quyền lợi từ quyết định của mình.
Vai trò của FDI
Tác động tích cực
Những tác động tích cực của FDI đem lại bao gồm:
- Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt.
- Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
Tác động tiêu cực
Dưới đây là những tác động tiêu cực điển hình do FDI gây ra:
- Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
- Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.
- Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
- Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Thành lập doanh nghiệp FDI như thế nào?
Cơ quan cấp phép
- Muốn thành lập doanh nghiệp FDI, đầu tiên bạn cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh tại các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Tùy vào vị trí đăng ký trụ sở của doanh nghiệp FDI mà cơ quan quản lý sẽ quyết định có cấp giấy hay không.
- Cấp giấy chứng nhận việc đăng ký đầu tư có thể là sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.
Thời gian cấp phép
- Doanh nghiệp FDI là gì? Thời gian thành lập mất bao lâu? So với các hình thức doanh nghiệp khác, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục hơn so với những quốc gia khác.
- Tính từ ngày nộp hồ sơ xin thành lập lên cơ quan quản lý có thẩm quyền thì thời gian mà doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ mất khoảng 15 ngày.
- Nhưng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thời gian để kiểm tra, đối chiếu và tham vấn các cơ quan ban ngành với các dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp FDI trước khi cấp giấy phép nên thời gian này có thể lâu hơn 15 ngày.
Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI sẽ gồm hai bước cơ bản như sau:
Bước 1: Nộp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Tiến hành nộp giấy đề nghị chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời gian để cơ quan nhà nước cấp giấy là 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ lên cơ quan.
Muốn tiến hành cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp phải chứng minh được tính hợp pháp và khả thi của dự án với cơ quan quản lý nhà nước dựa trên những vấn đề sau:
- Khả năng tài chính: Nghĩa là vốn đầu tư dự kiến, nguồn nhân công phục vụ thực hiện dự án và hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
- Mặt pháp lý: Cần có cam kết của cơ quan nhà nước Việt Nam về luật đầu tư 2014, gia nhập WTO, Luật doanh nghiệp 2014 và những quy định luật pháp khác liên quan.
Bước 2: Nộp giấy đăng ký kinh doanh
- Khi doanh nghiệp đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh ngay.
- Trong thời hạn 5 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký để thành lập doanh nghiệp FDI.
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp FDI ở Việt Nam là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn điều lệ nhất định. Thực tế nhà đầu tư sẽ không bị hạn chế về số vốn điều lệ nếu thể hiện dưới dạng tổ chức kinh tế cố 100% vốn nước ngoài. Chỉ trừ những trường hợp sau:
- Với công ty niêm yết, công ty đại chúng hay các tổ chức tiến hành kinh doanh về quỹ đầu tư, chứng khoán thì số vốn điều lệ của doanh nghiệp phải tuân theo quy định về luật chứng khoán.
- Với doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi hoặc cổ phần hóa sở hữu các hình thức được luật pháp quy định. Thì tỷ lệ vốn điều lệ ở các doanh nghiệp sẽ tiến nhành như các quy định cổ phần hóa của nhà nước.
- Nếu là trường hợp khai thác hai trường hợp trên thì số vốn điều lệ mà nhà đầu tư nước ngoài cần được tuân thủ theo các quy định của luật pháp chuyên ngành hay các điều ước Việt Nam đã tham gia ký kết.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Doanh nghiệp FDI là gì? Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp FDI do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: