Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm?

by Nguyễn Thị Giang

Những quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã hết sức chặt chẽ nhưng nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn chưa trang bị đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo quản và giữ cho thực phẩm luôn đáp ứng được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề báo động cấp bách khi những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quán ăn, nhà hàng…v..v.. đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ mức độ ít nghiêm trọng đến mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn. Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm? như sau:

Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm?

Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP

Đối tượng nào không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở trên thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận.

Các Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng cũng cần phải đảm bảo Cơ sở của mình vệ sinh an toàn thực phẩm để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài 10 đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên, thì tất cả Cơ sở sản xuất thực phẩm khác phải có Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm khi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được dựa theo Khoản 1, điều 34 của Luật An toàn thực phẩm số 55 được Quốc Hội ban hành năm 2010 và các thông tư liên quan của 03 Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp phù hợp với các nội dung mới của Nghị Định 15/2018 NĐ-CP.

Riêng các Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ và đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm và những quy định tại điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.

Như vậy, có thể thấy, đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi hoạt động thì đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chỉ trừ một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
  • Sơ chế nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • Nhà hàng trong khách sạn
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Kinh doanh thức ăn đường phố
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Mặc dù, không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng các cơ sở trên vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488