Đơn đăng ký nhãn hiệu chứa yếu tố địa lý

by Luật Đại Nam

Việt Nam là quốc gia có nhiều sản vật địa phương, làng nghề truyền thống cùng với sự hội nhập kinh tế, tham gia ký kết các hiệp định thương mại. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại đặc sản của đất nước là cần thiết. Với một khái niệm cơ bản, nhãn hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy đăng ký nhãn hiệu chứa yếu tố địa lý có gì đặc biệt?

Căn cứ vào từng yếu tố khác nhau như dấu hiệu được bảo hộ, chức năng của nhãn hiệu hay danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu mà nhãn hiệu được phân ra nhiều loại như: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng….

Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu có nội dung yêu cầu bảo hộ là tên địa danh, mục đích nhằm xác lập quyền bảo hộ yếu tố chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản vật địa phương, bảo vệ danh tiếng, góp phần khẳng định chất lượng của sản phẩm thì chủ thể đăng ký chỉ có thể lựa chọn hình thức: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, hoặc chỉ dẫn địa lý. 

Đơn đăng ký nhãn hiệu chứa yếu tố địa lý

Các dấu hiệu của nhãn hiệu chứa yếu tố địa lý được chấp nhận bảo hộ đăng ký nhãn hiệu thông thường

Dấu hiệu có thông tin chỉ dẫn địa lý có thể chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường:

-Một dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý không gây nhầm lẫn đồng thời không mô tả xuất xứ sản phẩm, dịch vụ như tên hành tinh (sao Hỏa, sao Kim, Trái Đất, Mặt Trời…), vì sao (Sirius, Bắc Đẩu, sao Mai…), thiên hà (Milky Way…), lục địa (Bắc Cực, Nam Cực), núi (Hymalaya, Everest…).

-Một dấu hiệu chứa tên địa lý đồng thời là một từ thông dụng trong đời sống (Hòa Bình, Thái Bình, Cộng Hòa…). Trừ trường hợp vùng tương ứng tên địa lý có danh tiếng đối với sản phẩm, dịch vụ trùng với sản phẩm, dịch vụ nêu trong danh mục yêu cầu bảo hộ.

-Tên địa lý trải rộng trên nhiều địa phương như Hồng Hà, Cửu Long, Mê Kông, Trường Sơn…

-Một dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đã được sử dụng rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

Dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đi kèm các thành phần có khả năng phân biệt khác

Dấu hiệu chỉ dẫn địa lý có thể được chấp thuận bảo hộ đăng ký nhãn hiệu thông thường (hiển nhiên dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý phải phù hợp với nguồn gốc thực của sản phẩm, dịch vụ):

VIFOOD HANOI

Khái niệm Chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Quyền đăng ký

– Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

– Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý (ví dụ: UBND tỉnh, Sở KH&CN tỉnh,…)

– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài có thể được đề nghị công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang đàm phán

Chủ sở hữu

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước

Quyền sử dụng

Tổ chức, cá nhân có hàng hoá:

– Đáp ứng điều kiện, đảm bảo danh tiếng vốn có của hàng hoá này

– Được cho phép bởi tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý

Điều kiện để được bảo hộ

Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết địn

Lưu ý:

Chỉ dẫn địa lý không được trùng/ tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa và không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 80 Luật SHTT)

Hiệu lực bảo hộ

Vô Thời hạn

Nội dung quyền

Đối với chủ sở hữu:

– Trao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức sản xuất hay tổ chức đại diện quyền lợi

– Trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý

Đối với người được trao quyền quản lý

– Cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định

– Ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định

Đối với người sử dụng

– Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

– Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;

– Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

– Ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định

Lưu ý:

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao

Ngoại lệ về tên địa danh khi đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận nhưng không được bảo hộ:

Với nhãn hiệu chứng nhận, đôi khi tên địa danh sẽ không được bảo hộ trong trường hợp tên địa danh đã được sử dụng quá phổ biến đến mức rộng rãi, mất đi đặc tính của nhãn hiệu là không còn khả năng phân biệt. Lúc này tên địa danh trong nhãn hiệu đã trở thành một tên gọi thông thường, ví dụ: bún bò Huế, bún chả Hà Nội, mì Quảng,.. Khi ấy, nếu tên địa danh được bảo hộ sẽ làm mất đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488