Đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật

by Luật Đại Nam

Khi thực hiện các thủ tục liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thì đơn đăng ký nhãn hiệu là một trong những mục quan trọng mà chủ nhãn hiệu phải thực hiện, vậy đơn nhãn hiệu phải làm như thế nào và có những yêu cầu gì đới với đơn đăng ký nhãn hiệu? Dựa trên những câu hỏi đặt ra, dưới đây là những căn cứ pháp lý để chủ đơn nhãn hiệu có thể thực hiện:

Đơn đăng ký nhãn hiệu

Hưỡng dẫn soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu:

Nhãn hiệu là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Nó được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua đơn đăng ký. Tuy nhiên để được cơ quan nhà nước tiếp nhận đơn, đơn đăng ký phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định. Căn cứ vào Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định có năm yêu cầu cơ bản sau:

Yêu cầu Thứ nhất

Yêu cầu về tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ.

Các tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký phải bao gồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là hai loại nhãn hiệu đặc thù. Bởi nhãn hiệu tập thể thì chủ sở hữu bao gồm các thành viên của tổ chức đó còn nhãn hiệu chứng nhận thì chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng. Vì có nhiều người cùng sử dụng nhãn hiệu đó nên để quản lý chặt chẽ cần thiết phải có quy chế sử dụng đi kèm trong đơn đăng ký nhãn hiệu.

Yêu cầu Thứ hai

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể phải bao gồm các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

– Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

– Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

– Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

– Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

Yêu cầu Thứ ba

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có các nội dung:

+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

+ Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

+ Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

+ Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

+ Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Yêu cầu Thứ tư

mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Do vậy việc mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng ký phải được mô tả một cách chính xác và rõ ràng, để đảm bảo cho việc có thể phân biệt tổ chức cá nhân này với tổ chức cá nhân khác thông qua nhãn hiệu.

Yêu cầu Thứ năm

Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Pháp luật Việt Nam quy định việc sử dụng Hệ thống phân loại Ni-xơ cho việc phân loại hàng hóa và dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu Tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/12/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định một trong những yêu cầu đối với Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là “Danh mục các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Vai trò và tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu:

Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhãn hiệu là một thứ rất quan trọng và việc bảo vệ nhãn hiệu rất được các doanh nghiệp quan tâm. Sau đây là một số vai trò cơ bản của nhãn hiệu:

Giúp phân biệt các sản phẩm, hàng hóa cùng chủng loại

Vai trò cơ bản và quan trọng nhất của nhãn hiệu là giúp phân biệt các sản phẩm, hàng hóa cùng chủng loại. Nhãn hiệu luôn đi kèm với sản phẩm hàng hóa trong khi lưu thông trên thị trường hay gắn liền với sản phẩm dịch vụ khi được cung cấp cho khách hàng. Vì thế, người tiêu dùng có thể biết sản phẩm đó do đơn vị nào cung cấp.

Là chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một công ty

Nhãn hiệu là chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một công ty, nhờ có nhãn hiệu, người tiêu dùng sẽ biết được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ này là của đơn vị nào và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Qua đó xây dựng một hình ảnh tốt và uy tín về sản phẩm của các công ty trong mắt người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng nhận biết được các sản phẩm của các hãng sản xuất uy tín. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần nắm rõ thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền để đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình.

Là một động lực để công ty đầu tư vào việc duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Khi nhãn hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường thì nhãn hiệu còn như là một động lực để công ty đầu tư vào việc duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đảm bảo rằng khi đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn mà người tiêu dùng mong muốn.

Có thể khái quát vai trò của nhãn hiệu như là một công cụ để nhận biết, phân biệt, so sánh và khẳng định thương hiệu của một doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó. Chính bởi chức năng vô cùng quan trọng và có sự ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thị trường của quốc gia mà đòi hỏi pháp luật nước đó phải có cơ chế pháp lý thực sự hợp lý nhằm bảo hộ sở hữu đối với nhãn hiệu, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sao cho hiệu quả nhất.

Khuyến khích đầu tư

Đăng ký sở hữu trí tuệ còn được xem như là một yếu tố quan trọng nhằm khuyến khích đầu tư tư bản trong hoạt động nghiên cứu – triển khai, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp. Một trong những nghiên cứu gần đây của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới đã chỉ ra rằng “quan hệ giữa khía cạnh sở hữu trí tuệ với đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhập khẩu vừa tích cực vừa có ý nghĩa” và kết luận rằng “… xem xét trong bối cảnh của các nghiên cứu trước, kết quả minh chứng rằng tài sản sở hữu trí tuệ mạnh có thể mang lại một sô lợi ích quốc gia cho các nước đang phát triển”.

Nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền để bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC bao gồm các loại phí sau:

– Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150 nghìn đồng

– Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120 nghìn đồng (Trường hợp đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm, từ điểm độc lập /phương án/ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm 100 nghìn cho mỗi điểm độc lập /phương án/ nhóm)

– Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu: 550 nghìn đồng (Nếu bản mô tả đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 120 nghìn đồng)

– Phí phân loại quốc tế về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với nhãn hiệu: 100 nghìn đồng (Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 20 nghìn đồng)

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600 nghìn đồng

– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: 160 nghìn đồng.

Công ty Luật Đại Nam tư vấn đăng kí nhãn hiệu gồm:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Trên đây là những quy định về đơn đăng ký nhãn hiệu theo bộ luật và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.

Cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói của Luật Đại Nam cam kết tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian thực hiện cũng như có sự hỗ trợ xuyên suốt thời gian hoạt động sau này.

Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục . Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488