Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại

by Thuỳ Trang

Khi mục đích xác lập hợp đồng thương mại không đạt được hoặc một bên vi phạm nghĩa vụ khiến thỏa thuận trong hợp đồng không thể thực hiện, các bên có thể tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại. Vậy trong trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại? Hậu quả pháp lý ra sao?  Mời bạn đoc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để tìm hiểu rõ về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005
  • Các văn bản pháp luật có liên quan

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại là gì?

Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng được lấy làm căn cứ cho việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại. Các quy định cụ thể như sau:

“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

  1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
  5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

Trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 428, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại và không phải bồi thường thiệt khi:

– Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;

– Các bên đã có thỏa thuận về điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Do pháp luật quy định về các trường hợp cụ thể được đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Mặt khác, chấm dứt hợp đồng thương mại cũng được đề cập đến trong Luật Thương mại 2005 nhưng được gọi với cái tên là “đình chỉ thực hiện hợp đồng”. Cụ thể, Điều 310 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

“Điều 310. Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
  2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”

Như vậy, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng;

– Có thể thấy rằng, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại đúng luật được quy định tương tự nhau tại Bộ luật dân sự và Luật Thương mại.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại trái luật

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 428, những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng khác so với các trường hợp tại Khoản 1 thì được coi là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Lúc đó, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải đang thực hiện quyền đơn phương của mình mà là bên vi phạm nghĩa vụ dân sự.

Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 311 Luật Thương mại 2005, khi hợp đồng thương mại bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:

– Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

– Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

– Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

đồng sửa chữa nhà ở

Mẫu hợp đồng góp vốn

Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488