Giải quyết khiếu nại tố cáo đất đai

by Đàm Như

Nếu tranh chấp đất đai, xảy ra xung đột về vấn đề đất là hiện tượng thường xảy ra trong xã hội ở bất kì thời điểm nào thì hai phạm trù khiếu nại và tố cáo là hai mặt vấn đề khác nhau. Vậy Luật Đại Nam sẽ gói gọn những câu hỏi của độc giả về vấn đề này bằng chủ để “Giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai”.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai
  • Luật Khiếu nại năm 2011
  • Luật Tố cáo
  • Các văn bản hướng dẫn thi hành khác

Khiếu nại về đất đai là gì ?

Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi khi sử dụng đất đó có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, căn cứ vào lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính được ban hàn hoặc hành vi hành chính đó được đưa ra trái với pháp luật, xâm phạm đến quyền, quyền riêng tư và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Giải quyết khiếu nại tố cáo đất đai

Giải quyết khiếu nại tố cáo đất đai

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc khiếu nại, tố cáo về đất đai

Trong luật pháp đất đai, Nhà nước là cơ quan bảo hộ khi người sử dụng đất bị người khác xâm phạm đến các quyền về đất của chủ sở hữu đó, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi có ảnh hưởng đến quyền của mình.

– Đối với người khiếu nại:

+ Được quyền tự mình đưa ra khiếu nại hoặc thông qua trung gian đó là người đại diện hợp pháp để khiếu nại.

+ Được nhận văn bản trả lời từ cơ quan có thẩm quyền về việc thụ lí để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định xử lý và giải quyết khiếu nại.

+ Được cơ quan có thẩm quyền làm việc và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của luật đất đai.

+ Được quyền tiếp tục khiếu nại hoặc rút khiếu nại trong gia đoạn đang xử lý và giải quyết vấn đề.

Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lí và sử dụng đất đai

Để đảm bảo cho những quan hệ xã hội không xảy ra xích mích, phát sinh trong quá trình quản lí và sử dụng đất diễn ra phù hợp, suôn sẻ với ý chí của Nhà nước và nguyện vọng của người sử dụng đất, chủ sở hữu đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của đương sự theo đúng pháp luật. Vì thế, cần phải tuân theo những nguyên tắc sau để giải quyết khiếu tố về đất đai:

Thứ nhất, dựa trên pháp luật đất đai mà giải quyết khiếu nại và tố cáo về đất đai. Phải căn cứ vào luật đất đai để tìm ra tính đúng, sai về mặt tính chất, mức độ vi phạm; giải quyết triệt để, chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo.

Thứ hai, nguyên tắc dân chủ, công khai. Thực hiện nguyên tắc này, cơ quan có thẩm quyền được giao giải quyết khiếu nại, tố cáo phải lắng thật nghe ý kiến của các bên, đảm bảo dân chủ, bình đằng trước pháp luật, biết nhận đúng sai.

Thứ ba, phải thật sự khách quan, thận trọng và vô tư. Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan giải quyết khiếu tố phải nhìn nhận sự việc một cách trung thực, làm đúng với pháp luật không phụ thuộc vào ý muốn của các bên.

Thứ tư, kết hợp, nông ghép việc giải quyết khiếu tố về đất đai song song với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai. Thông qua quá trình này làm cho mọi người hiểu và chấp hành đúng luật pháp nghiêm chỉnh.

Thứ năm, xử lý và giải quyết kịp thời, nhanh chóng, hợp lí ngăn chặn và loại trừ các hành vi trái với luật đất đai.

Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Tổ chức tiếp dân và nhận đơn khiếu tố

Trong luật pháp đất đai, công dân chúng ta đều có quyền và nghĩa vũ đối với việc sử dụng đất, có quyền được lên tiếng, được giám sát các cơ quan quản lí đất đai, cán bộ quản lí đất đai thực hiện chức năng quản lí nhà nước về đất đai. Bộ phận có công tác tiếp dân tạo ra không gian chơ người dân để có thể nó lên, bay tỏ nguyện vọng yêu cầu của bản thân.

Cơ quan quản lí đất đai bộ phận xét giải phải có trách nhiệm giải quyết khiếu tố về đất đai để thực hiện việc tiếp dân lắng nghe ý kiến của người có nhu cầu khiếu tố và ghi chep lại đầy đủ thông tin và nhận đơn khiếu tố.

Cuối buổi tiếp dân phải thu nhận đơn khiếu tố và những giấy tờ cần thiết kèm theo. Nếu không có giấy tờ kèm theo thì phải lập biên lời khai, yêu cầu của người khiếu tố và có chữ kí xác nhận.

Quản lí và xử lý đơn thư khiếu tố

Quản lí đơn là việc bộ  phận đó theo dõi nắm tình hình đơn khiếu tố, trên cơ sở đó nghiên cứu tìm ra, phát hiện những vấn đề mâu thuẫn mà họ đang gặp phải, những bất đồng của người sử dụng đất để đưa ra biện pháp xử lý ngăn ngừa tận gốc nguyên nhân phát sinh khiếu tố. Quản lí chặt chẽ và có trách nhiệm với đơn thư khiếu tố, tổ chức tốt công tác xử lí đơn là điều kiện để bảo đảm giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo đúng thời hạn quy định. Các cơ quan địa chính, cơ quan xử lý phải nắm chắc những đơn khiếu tố mà mình có trác nhiệm theo dõi và xử lý, giải quyết; sau đó tiến hành phân tích để xác đinh được vấn đề của đơn và trách nhiệm giải quyết với những đơn khiếu tố về đất đai, về thẩm quyền của UBND. Nếu đơn khiếu tố của người sử dụng đất thuộc bộ phận thẩm quyền xét xử và giải quyết của thủ trưởng cơ quan thì sau khi điều tra xong, cơ quan thanh tra của ngành ở các cấp giúp thủ trưởng mình mở hội nghị xét giải quyết khiếu tố.

Trên đây là vấn đề giải quyết khiếu nại tố cáo đất đai mà Luật Đại Nam giúp bạn tìm ra câu trả lời. Có vấn đề và thắc mắc về vấn đề đai đai, quyền và lợi ích của mình hãy liên hệ Luật Đất Đai để được tư vấn và hiểu thêm về luật pháp trước khi đưa ra những quyết định có liên quan đến pháp luật nhé !

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488