Tranh chấp ranh giới đất đai là dạng tranh chấp đất đai phổ biến giữa các thửa đất liền kề. Để giải quyết loại tranh chấp này các bên cần biết rõ quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó !
Nội Dung Chính
Ranh giới đất liền kề được hiểu như thế nào?
Ranh giới đất liền kề được hiểu là đường vẽ trên bàn đồ hoặc mốc giới thực địa giữa hai thửa đất liền kề xác định quyền sử dụng của các thủ thể có quyền sử dụng, chiếm hữu đối với phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Ranh giới thửa đất liền kề phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất của người sử dụng đất với người sử dụng đất liền kề đối với một mảnh đất nhất định.
Hướng dẫn cách xác định ranh giới thửa đất liền kề
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 cụ thể tại khoản 1 Điều 175 quy định:
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.”
Bên cạnh những quy định trên, khi xác định ranh giới đất đai phải căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT – BTNMT quy định về bản đồ địa chính.
Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.
Thứ hai, ranh giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoảng bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.
Các chủ thể sở hữu các thửa đất liền kề phải thực hiện nghĩa vụ tôn trọng ranh giới, duy trì ranh giới chung, không được lấn, chiếm thay đổi các mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Đồng thời, ranh giới giữa các thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương.
Giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất
Đất liền kề bị lấn ranh thì phải làm sao?
Khi đất liền kề bị lấn ranh các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải. Thủ tục hòa giải được tiến hành như sau:
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải, nếu các bên không thể tự hoà giải thì các bên có thể gửi đơn đến Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hoà giải.
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân có trách nhiệm tổ chức việc hoà giải và phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải.
>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?
Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề?
Theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề gồm có:
Một là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.
Hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban cấp huyện.
Ba là Tòa án nhân dân nếu đương sự nộp đơn khởi kiện.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp của Luật Đại Nam
- Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
- Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
- Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
- Đại diện đàm phán tranh chấp
- Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
- Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: