Trong thời gian hoạt động, nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài có mong muốn được giải thể công ty. Tuy nhiên khi thực hiện thủ tục này cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật. Vì vậy hãy cùng với Luật Đại Nam chúng tôi tìm hiểu nội dung trên qua bài viết: Giải thể công ty nước ngoài và quản lý rủi ro.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020.
Nội Dung Chính
Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất đa dạng, có thể xuất phát từ thu lợi nhuận không cao, công ty kinh doanh thua lỗ hoặc doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do vi phạm pháp luật, mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp dẫn đến các chủ doanh nghiệp tự quyết định giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù giải thể với lý do gì thì doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi doanh nghiệp đó bảo đảm và thực sự thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết mọi hợp đồng đã ký kết. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp giải thể trước khi tiến hành chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường, phải hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ phát sinh đối với người lao động, thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ phát sinh từ giao dịch với bên thứ ba.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 và Khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là việc chấm dứt sự tồn tại của một công ty theo ý chí của công ty hoặc của các cơ quan có thẩm quyền. Hay nói cách khác giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Khi thực hiện xong thủ tục giải thể doanh nghiệp, tình trạng này sẽ được cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại Điều 207, 208 Luật doanh nghiệp năm 2020 và điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm các bước sau:
Bước 1: Chấm dứt dự án đầu tư
Doanh nghiệp gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định.
Thời gian dự kiến hoàn thành việc chấm dứt dự án đầu tư là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trước hết công ty cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.
Quyết định bao gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Lý do giải thể;
– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 3: Sau khi quyết định giải thể được thông qua
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua Quyết định giải thể, doanh nghiệp phải:
– Gửi Thông báo, Quyết định và bản sao hợp lệ Biên bản họp của Hội đồng thành viên đến Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Gửi Quyết định giải thể và Biên bản họp đến cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp;
– Đăng Quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo Quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Bước 4: Tiến hành thanh lý tài sản doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 và Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Theo đó chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:
– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Nợ thuế
– Các khoản nợ khác
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu công ty.
Bước 5: Tiến hành thủ tục đóng mã số thuế công ty
Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận Đăng ký thuế) để xin được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.
Hồ sơ đóng mã số thuế bao gồm:
– Công văn xin đóng mã số thuế của doanh nghiệp
– Biên bản xác nhận việc hoàn trả hóa đơn
– Báo cáo tài chính có xác nhận của kiểm toán
– Sổ sách chứng từ kế toán kèm theo
– Quyết định giải thể của Chủ sở hữu, Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty tùy vào loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn;
Bước 6: Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 7 ngày từ khi thanh toán hết các khoản nợ của công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty có vốn nước ngoài phải gửi hồ sơ đăng ký giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn.
Lưu ý: Trong trường hợp Quý Khách hàng sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp, Quý Khách hàng có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan Công an để được cấp Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
Thời gian tiến hành: Sau 180 ngày kể từ ngày gửi quyết định giải thể đến Sở Kế hoạch và đầu tư nếu không có sự phản đối của các bên, trong 05 ngày làm việc Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Giải thể công ty nước ngoài và quản lý rủi ro do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh