Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt

by Hồ Hoa

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…

Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm

Nguyên tắc trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm 

  • Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, chế biến và cơ sở kinh doanh thực phẩm;
  • Quản lý vệ sinh ATTP dựa vào cơ sở những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đó
  • Quản lý vệ sinh ATTP được thực hiện trong toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Quản lý vệ sinh ATTP phải rõ ràng sự phân công, phân cấp rõ ràng chi tiết và phối hợp những hoạt động liên ngành
  • Quản lý vệ sinh ATTP phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho đất nước;

Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi

Vì sao phải xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt?

– Khi cơ sở sản tiến hành chế biến thịt phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động”

– Nếu không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Bị áp dụng các mức phạt tiền có thể kèm theo biện pháp khắc phụ hâu quả

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm

Ý nghĩa của Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt

– Đối với cơ quan nhà nước:

Giúp cơ quan nhà nước quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Có các biện pháp xử lý can thiệt kịp thời đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

– Đối với thương nhân:

Giúp thương nhân tuân thủ đúng các điều kiện về an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm đối với vấn đề an toàn thực phẩm đối với cơ sở của chính minh. Cho thấy sự cam kết, sự đảm bảo của đơn vị kinh doanh, sản xuất về vấn đề vệ sinh, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng, giúp sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựu chọn.

– Đối với người tiêu dùng: Không chỉ giữ vai trò quan trọng với đơn vị kinh doanh, sản xuất, giấy chứng nhận này còn có ý nghĩa đặc biệt với người tiêu dùng. Nạn thực phẩm bẩn đang là một vấn đề nhức nhối, rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa thực phẩm bẩn và sạch. Chính vì vậy, giấy chứng nhận vệ sinh ATTP giống như một lời bảo đảm, cơ sở để người tiêu dùng có thể an tâm

Hồ sơ xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.

Quy trình thực hiện thủ tục xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt?

Thẩm quyền: 

Đối với cơ sở chế biến thịt sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

– Quy trình thực hiện xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;

+ Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm  thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm  trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm  nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến thịt “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

  • Cấp Giấy phép vệ sinh ATTP cho quán cơm Sườn
  • Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước đá
  • Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ATTP bột sắn dây

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488