Hình thức quảng cáo nào không phải xin giấy phép quảng cáo?

by Lê Vi

Dịch vụ quảng cáo ngày càng trở nên sôi động và đa dạng với rất nhiều hình thức. Tuy nhiên không phải hình thức quảng cáo nào cũng cần phải xin giấy phép quảng cáo. Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề Hình thức quảng cáo nào không phải xin giấy phép quảng cáo? như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Quảng cáo 2012.

Quy định về điều kiện quảng cáo hiện nay như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định về điều kiện quảng cáo như sau:

  • Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
  • Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
  • Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
    •  Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
    •  Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
    •  Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
    •  Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
    •  Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
    •  Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
    •  Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
    •  Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
    •  Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
    •  Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
  •  Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.
Hình thức quảng cáo nào không phải xin giấy phép quảng cáo?

Hình thức quảng cáo nào không phải xin giấy phép quảng cáo?

Các trường hợp bị cấm xin giấy phép quảng cáo

Khoản 1 điều 2 Luật Quảng cáo năm 2018 đưa ra định nghĩa về quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện với mục đích giới thiệu đến công chúng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ  nhằm ý định sinh lợi hoặc những sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ các tin về thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Như vậy quảng cáo có thể hiểu là một hình thức quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, quảng cáo không được thực hiện một cách tùy tiện, pháp luật cũng quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo là những hành vi nằm trong điều 8 của Luật Quảng cáo năm 2018,bao gồm:

  • Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia hoặc các lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
  • Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Quảng cáo gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông và an toàn xã hội.
  • Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
  • Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
  • Quảng cáo nhằm mục  xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
  • Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
  • Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

Việc xin giấy phép quảng cáo của doanh nghiệp là cơ sở để người tiêu dùng xác nhận nội dung quảng cáo đã được phê duyệt, không trái pháp luật không xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng, nhờ đó mà họ yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.

Việc xin giấy phép quảng cáo là trách nhiệm của doanh nghiệp. Có giấy phép sẽ đảm bảo nội dung quảng cáo đúng quy định, được người tiêu dùng tin tưởng, tránh phải chịu các chế tài xử phạt do quảng cáo không phép.

Những hình thức quảng cáo không cần xin giấy phép quảng cáo

Các hình thức quảng cáo không cần xin phép quảng cáo bao gồm:

  • Các loại xe đẩy, thùng hàng trên xe không được dùng âm thanh để quảng cáo ( bằng lời nói trực tiếp, băng cassette thu âm sẵn, phát các bản nhạc).
  • Các loại dù che, cờ phướn chỉ được đặt trong khuôn viên của nơi kinh doanh, địa điểm tổ chức.
  • Quảng cáo rao vặt phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo với điều kiện: “chỉ được quảng cáo tại các điểm thông tin quảng cáo rao vặt miễn phí theo quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hình thức quảng cáo nào không phải xin giấy phép quảng cáo? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488