Họ của con có thể khác họ của cả cha và mẹ không?

by Nguyễn Thị Giang

Việc đặt tên cho con là một trong những điều quan trọng và thiêng liêng nhất mà bố mẹ nào cũng rất coi trọng. Tên của con phản ánh được tính cách mà còn phản ánh được ước nguyện của bố mẹ về con cái thông qua cách đặt tên cho con. Tuy nhiên không phải dễ dàng để có thể đặt tên cho con và khi lựa chọn tên họ cho con thì bố mẹ có thể chọn Họ của con có thể khác họ của cả cha và mẹ không? Để trả lời được vấn đề Họ của con có thể khác họ của cả cha và mẹ không? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Họ của con có thể khác họ của cả cha và mẹ không?

Họ của con có thể khác họ của cả cha và mẹ không?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hộ tịch 2014
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

Họ của con có thể khác họ của cả cha và mẹ không?

Căn cứ Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền có họ, tên như sau:

Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

 Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Khi nào cá nhân được quyền thay đổi họ, tên?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó. Các trường hợp được thay đổi họ, tên được quy định cụ thể dưới đây:

 Quyền thay đổi họ

Khi có yêu cầu về việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự trong các trường hợp sau:

  • Cha, mẹ có nhu cầu thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
  • Cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người làm con nuôi có yêu cầu lấy lại họ cho người được nhận làm con nuôi theo họ của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi;
  • Khi xác định cha, mẹ cho con và có yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con về việc thay đổi họ cho con;
  •  Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
  • Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi mà có yêu cầu thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng;
  • Khi cha mẹ thay đổi họ có yêu cầu thay đổi họ của con;
  • Ngoài ra còn có các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

 Quyền thay đổi tên

Cũng giống như quyền của cá nhân khi đổi họ thì cá nhân cũng có quyền thay đổi tên và không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Một số trường hợp cá nhân được quyền đổi tên theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Cá nhân có yêu cầu thay đổi tên khi việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
  • Cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt cho con trước đây;
  •  Khi xác định lại cha, mẹ cho con mà cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con có yêu cầu thay đổi tên;
  • Người bị lưu lạc có yêu cầu thay đổi tên khi đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
  • Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân có yêu cầu thay đổi theo tên của vợ, chồng hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
  • Khi cá nhân xác định lại giới tính hoặc đã chuyển đổi giới tính mà có yêu cầu thay đổi tên;
  • Ngoài ra còn có các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Nhà, đất nhận thừa kế có là tài sản riêng của vợ , chồng không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488